Tình huống thương hiệu
Mua skype, Microsoft được gì?
Tại sao Microsoft bỏ ra 8,5 tỉ USD để mua một công ty đang làm ăn thua lỗ? Giá trị thị trường của Microsoft đã bị mất đi gần 3 tỉ USD ngay sau khi thông tin Hãng mua lại Skype được công bố.Đó cũng là điều mà ông Steve Ballmer, Tổng Giám đốc Microsoft, khẳng định. Ông cho biết, việc kết hợp số người sử dụng Skype với số người sử dụng các thiết bị và phần mềm của Hãng sẽ giúp tăng sức hấp dẫn của các sản phẩm Microsoft, vì giúp họ dễ dàng giao tiếp với nhau hơn qua mạng lưới Skype. Đặc biệt, Skype sẽ hỗ trợ cho Xbox và thiết bị chơi game Kinect (Kinect đang là sản phẩm bán chạy của Microsoft với lượng bán ra đạt hơn 10 triệu chiếc kể từ khi được tung ra vào tháng 11.2010). Mua lại Skype cũng giúp cho Microsoft có vị thế cạnh tranh tốt hơn với dịch vụ gọi điện thoại có hình FaceTime của Apple và dịch vụ Voice của Google.
Ngoài ra, Skype còn được sử dụng ở nhiều loại điện thoại di động, đặc biệt là iPhone và các điện thoại chạy hệ điều hành Android của Google, nhưng lại không có mặt ở các điện thoại sử dụng hệ điều hành Windows Phone 7 của Microsoft. Do đó, việc kết nạp thêm Skype sẽ tăng thêm tiện ích cho người sử dụng điện thoại Windows Phone 7, giữa lúc Microsoft đã ký thỏa thuận hợp tác với hãng sản xuất điện thoại di động Phần Lan Nokia mới đây.
Tuy nhiên, ông Wallin thuộc Gartner lại mô tả quá trình sáp nhập một doanh nghiệp lớn như Skype vào một tập đoàn có quy mô còn lớn hơn nhiều là rủi ro lớn nhất của Microsoft. Hãng sẽ khó mà không can thiệp vào các quy trình và chính sách của Skype một khi hoàn tất vụ mua lại. “Thông cáo báo chí của Microsoft viết rằng Skype sẽ là một công ty độc lập. Nhưng một khi bạn sáp nhập vào tập đoàn lớn như Microsoft, mọi chuyện sẽ khác đi, cho dù bạn chỉ là một bộ phận của nó. Đó là rủi ro lớn nhất. Bởi lẽ, sự sáng tạo, cải tiến sẽ có thể bị kìm hãm, cản trở do chính sách và văn hóa doanh nghiệp của Microsoft”, ông nói.
Thách thức trước mắt của Microsoft là nhanh chóng chứng minh tầm nhìn của mình về thương vụ này là đúng. Có thể thấy, mặc dù lợi nhuận và doanh thu của Microsoft tăng gấp đôi trong 8 năm qua, nhưng cổ phiếu của Microsoft gần như cũng giảm tương ứng, chủ yếu do Hãng chậm chân trong cuộc đua trên thị trường tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết bị di động.
Đó cũng là điều mà ông Steve Ballmer, Tổng Giám đốc Microsoft, khẳng định. Ông cho biết, việc kết hợp số người sử dụng Skype với số người sử dụng các thiết bị và phần mềm của Hãng sẽ giúp tăng sức hấp dẫn của các sản phẩm Microsoft, vì giúp họ dễ dàng giao tiếp với nhau hơn qua mạng lưới Skype. Đặc biệt, Skype sẽ hỗ trợ cho Xbox và thiết bị chơi game Kinect (Kinect đang là sản phẩm bán chạy của Microsoft với lượng bán ra đạt hơn 10 triệu chiếc kể từ khi được tung ra vào tháng 11.2010). Mua lại Skype cũng giúp cho Microsoft có vị thế cạnh tranh tốt hơn với dịch vụ gọi điện thoại có hình FaceTime của Apple và dịch vụ Voice của Google.
Ngoài ra, Skype còn được sử dụng ở nhiều loại điện thoại di động, đặc biệt là iPhone và các điện thoại chạy hệ điều hành Android của Google, nhưng lại không có mặt ở các điện thoại sử dụng hệ điều hành Windows Phone 7 của Microsoft. Do đó, việc kết nạp thêm Skype sẽ tăng thêm tiện ích cho người sử dụng điện thoại Windows Phone 7, giữa lúc Microsoft đã ký thỏa thuận hợp tác với hãng sản xuất điện thoại di động Phần Lan Nokia mới đây.
Tuy nhiên, ông Wallin thuộc Gartner lại mô tả quá trình sáp nhập một doanh nghiệp lớn như Skype vào một tập đoàn có quy mô còn lớn hơn nhiều là rủi ro lớn nhất của Microsoft. Hãng sẽ khó mà không can thiệp vào các quy trình và chính sách của Skype một khi hoàn tất vụ mua lại. “Thông cáo báo chí của Microsoft viết rằng Skype sẽ là một công ty độc lập. Nhưng một khi bạn sáp nhập vào tập đoàn lớn như Microsoft, mọi chuyện sẽ khác đi, cho dù bạn chỉ là một bộ phận của nó. Đó là rủi ro lớn nhất. Bởi lẽ, sự sáng tạo, cải tiến sẽ có thể bị kìm hãm, cản trở do chính sách và văn hóa doanh nghiệp của Microsoft”, ông nói.
Thách thức trước mắt của Microsoft là nhanh chóng chứng minh tầm nhìn của mình về thương vụ này là đúng. Có thể thấy, mặc dù lợi nhuận và doanh thu của Microsoft tăng gấp đôi trong 8 năm qua, nhưng cổ phiếu của Microsoft gần như cũng giảm tương ứng, chủ yếu do Hãng chậm chân trong cuộc đua trên thị trường tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết bị di động
Theo NCĐT
