Connect with us

Leonardo Da Vinci – nghệ thuật và thương hiệu

DNA Viết

Leonardo Da Vinci – nghệ thuật và thương hiệu

Bạn có thể định giá được nghệ thuật không? Thực tế cho thấy là bạn có thể. Ai đó đã vừa trả 450,3 triệu đô la cho một bức tranh, mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm nghệ thuật trong phiên đấu giá...

Nhưng mức giá này có thực sự là về nghệ thuật, hay là về cái một điều gì khác hoàn toàn?

Chắc chắn là có một cái gì đó khác biệt đáng kể về việc rao bán bức tranh này. Nó đã khơi dậy sự quan tâm đầy huyền bí và hào hứng của dư luận. Hơn 27.000 người xếp hàng để xem bức tranh được đề cập đến, “Salvator Mundi”, trong các lần xem trước khi bán đấu giá tại Hồng Kông, London, San Francisco và New York.

Và họ đã thấy gì?

Trong thực tế, những gì họ nhìn thấy là một bức tranh đã hỏng đôi chỗ và được khôi phục một cách đầy nghi ngờ, mô tả một hình ảnh của Chúa Kitô với bàn tay phải ban phước lành và tay  trái của ông cầm một quả cầu.Một nhà phê bình nghệ thuật đã mô tả nó là “một hình ảnh thuần tôn giáo nhưng không thật sự đặc biệt từ thế kỷ thứ 16, và đã qua phục chế.”Ông kết luận, Chúa Giêsu trong bức tranh này không có vẻ gì là đang cứu thế giới, mà là “có thể chỉ là đang đấu tranh để có một chỗ ngồi trên một chiếc xe buýt xuống phố.”

Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Điều gì khiến 27.000 người phải xếp hàng hàng giờ để xem một bức tranh không có gì đặc sắc?

Điều gì đã có tác động đáng kinh ngạc đến  việc tăng giá trị của một bức tranh trong điều kiện có vấn đề, được mua với giá dưới 10.000 đô la trong năm 2005, đến 450,3 triệu đô la?

Điều gì đã thuyết phục một người tham gia bỏ ra khối tài sản lớn để sở hữu nó?

Một thương hiệu.

Nhiều học giả, mặc dù không phải tất cả, đã chấp nhận bức tranh được phục hồi một cách vụng về này là một tác phẩm của Leonardo. Tên của ông có một hiệu ứng biến hình. Kết hợp với các phương thức marketing mà thế giới nghệ thuật chưa được biết đến trước đó, tên của Leonardo đã biến kim loại cơ bản thành vàng. Nó nâng cao trần tục trở thành thanh tao.

Lần đầu tiên nhà đấu giá nổi tiếng Christie’s đã thuê dịch vụ bên ngoài để quảng bá bán hàng. Bức tranh được bảo vệ giống như thánh tích. Nó được trưng bày trong một căn phòng tối dưới ánh đèn sân khấu.

Nó đã được thổi phồng trong ẩn dụ như là phiên bản nam của Mona Lisa. Giám đốc điều hành của Christie gọi bức tranh là “chén thánh trong kinh doanh của chúng tôi” và so sánh nó với “khám phá về một hành tinh mới.”

Đây là thông điệp marketing được cài một cách cẩn thận và có vẻ như nó đã mang lại hiệu quả. Cái giá trên trời của bức tranh là minh chứng cho việc bán hàng có thể lèo lái và có tác động mạnh mẽ như thế nào đến nghệ thuật và giá trị của nó. Những gì mà 27.000 người nhìn thấy không phải là một bức tranh, mà là một ảo giác.

Leonardo là một thương hiệu, và giống như tất cả các thương hiệu khác, giá trị của nó vượt qua các đối tượng hoặc sản phẩm mà nó được đính kèm. Người mua đã mua một “Leonardo”, một mặt hàng có tính thương mại và không bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Bức tranh sẽ được giữ an toàn trong một căn hầm ở đâu đó, sẵn sàng để được chiêm ngưỡng trước khi được bán đi một lần nữa.

Sau khi bán, một giám đốc nghệ thuật cho biết: “Đây sẽ là tương lai.”

Không nghi ngờ gì. Nhưng là tương lai của điều gì? Vì điều này không liên quan gì đến nghệ thuật cả.

DNA Branding – www.dna.com.vn

Theo tác giả Alan Brew từ Branding Business

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ten − seven =

To Top