Connect with us

Người Mỹ lời to khi mua hàng “Made in China”

Tin quốc tế

Người Mỹ lời to khi mua hàng “Made in China”

Cứ 1 USD người Mỹ chi ra để mua hàng "Made in China" thì đến 55 cent trong đó lại vào túi người Mỹ.

Đã nhiều năm nay tôi nghe nhiều về việc người Mỹ phàn nàn khi mua hàng “Made in China” – “Sản xuất tại Trung Quốc” bởi họ muốn tiền họ tiêu vào hàng Mỹ, công ty Mỹ chứ không phải Trung Quốc.

Một nghiên cứu mới cho thấy thực chất phần lớn số tiền người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hóa dán mác “Made in China” thực chất vào túi doanh nghiệp Mỹ chứ không phải Trung Quốc.

Nghiên cứu mới nhất từ Fed tại San Francisco ước tính rằng mỗi đồng USD mà người tiêu dùng Mỹ tiêu vào sản phẩm gắn mác “Sản xuất tại Trung Quốc”, khoảng 45 cent được dành cho người Trung Quốc trong vai trò chi phí nhập khẩu gốc.

Nói cách khác, khoảng 55 cent của đồng USD chi tiêu đó được dành cho dịch vụ bên trong nước Mỹ, như chi phí vận tải hàng hóa, chi phí thuê kho bãi để bán sản phẩm, lương người làm việc tại cửa hàng, chi phí tiếp thị sản phẩm, lợi nhuận của các cổ đông công ty phụ trách bán sản phẩm, và ngoài ra còn nhiều chi phí khác nữa.

Hơn thế nữa, tỷ lệ giá bán lẻ hàng sản xuất tại Trung Quốc chi tiêu vào dịch vụ của Mỹ cao hơn so với bất kỳ hàng hóa tại nước nào khác. Đối với giá thành bán lẻ các loại hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ nói chung, thông thường khoảng 36%, tương đương khoảng 36 cent/USD, chứ không phải 55 cent/USD như với hàng Trung Quốc, vào túi các công ty Mỹ và người lao động Mỹ.

Yếu tố tạo ra sự khác biệt này chính là chủng loại hàng hóa nước Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc khác với hàng hóa Mỹ nhập từ các nước khác.

1. Hàng sản xuất tại Mỹ từ linh kiện Mỹ (81,9%)

2. Hãng sản xuất tại Mỹ từ linh kiện nhập khẩu từ nước khác (5,9%)

3. Hàng sản xuất tại Mỹ từ linh kiện nhập từ Trung Quốc (0,7%)

4. Hành thành phẩm nhập từ nước khác (6,1%)

5. Hàng thành phẩm nhập từ Trung Quốc (1,2%)

6. Tỷ lệ Mỹ trong hàng sản xuất tại nước khác (2,7%)

7. Tỷ lệ Mỹ trong hàng sản xuất tại Trung Quốc (1,5%)

Ngoài ra, tiêu dùng của người Mỹ liên quan đến Trung Quốc còn theo nhiều cách khác nhau. Nhiều sản phẩm và dịch vụ của Mỹ dùng hàng nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào, loại hàng nhập khẩu này được coi như hàng trung gian (bán thành phẩm) chứ không phải thành phẩm.

Xét đến yếu tố này, Fed tại San Francisco cũng nghiên cứu về việc tỷ lệ tổng chi tiêu của người Mỹ vào hàng thành phẩm và hàng bán thành phẩm là bao nhiêu.

13,9% chi tiêu của người Mỹ cho hàng nhập khẩu (kể cả thành phẩm và bán thành phẩm). Hàng Trung Quốc (kể cả thành phẩm – bán thành phẩm) chỉ chiếm 1,9% tổng tiêu dùng Mỹ.

Theo TTVN

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

eighteen − 5 =

To Top