Connect with us

Mạng xã hội – Cuộc chiến của các vị thần

Tình huống thương hiệu

Mạng xã hội – Cuộc chiến của các vị thần

Cuộc đối đầu Facebook vs. Google được cho là sẽ định hình mạng Internet trong tương lai. Nhìn thoáng qua thì có vẻ kịch này đã diễn không chỉ một lần. Một công ty dịch vụ internet đang tăng trưởng nhanh chóng bắt đầu khiến một đối thủ có thần có t

Chẳng mấy chốc, đối thủ vốn đã kiểm soát một nền tảng phần mềm quan trọng kia có dấu hiệu muốn sử dụng vị thế của mình để đẩy công ty non trẻ vào thế bất lợi.

Người mới đến chẳng có mấy lựa chọn: công ty này phải tiến vào mảng phần mềm nền tảng, chỉ để đảm bảo mình vẫn tiếp cận được độc giả thay vì cứ tiếp tục ăn nhờ ở đậu đối thủ.

Ấy từng là câu chuyện giữa Google và Microsoft, và gần đầy hơn là giữa Google và Apple. Nay, cuộc đối đầu xoay quanh Facebook và Google được cho là sẽ định hình mạng internet, và Google bị coi là siêu cường đang bị vây khốn.

Nhưng cũng nên nhớ rằng kịch bản này không bao giờ diễn giống hệt nhau đến hai lần. Facebook ít có khả năng bị làm khó hơn nhiều, và mỉa mai là phần nào ấy cũng là nhờ Google.

Sự thù địch giữa hai người khổng lồ, một mạng xã hội, một công cụ tìm kiếm, cho tới nay rõ ràng chỉ mới bùng lên ở mức xung đột ngoài biên giới chứ chưa đến nỗi chiến tranh tổng lực.

Tuần trước, Google châm ngòi xích mích mới nhất khi họ đưa ra một bản update cho hệ điều hành trên di động Android của mình. Bản update này ngăn Facebook không thể thoải mái “nhúng” các dịch vụ của mình vào Android như họ mong muốn.

Ảnh hưởng rất hạn chế vì nó chỉ ảnh hưởng tới điện thoại Nexus S, hiện là lá cờ đầu của dòng sản phẩm sử dụng Android, nhưng thông điệp quá ro ràng: chơi bằng luật của chúng tôi, nếu không thì đừng mong được ưu tiên tiếp cận với người sử dụng.

Cái cách Google thanh minh cho hành động của mình nghe thật cao thượng.

Vì Facebook không để người sử dụng của mình trích xuất danh sách liên lạc sang các dịch vụ internet khác nên Google cũng sẽ không tích hợp Facebook với danh sách liên lạc trên điện thoại dùng Android.

Có vẻ như chẳng ai mất gì, nhưng sự thật là Google đang vật lộn để kiếm một chỗ đứng vững chắc hơn trong thị trường mạng xã hội, và danh sách liên lạc là một trong số ít những tài sản giá trị họ còn sở hữu.

Ngay tuần sau đó, Apple bất thình lình đưa ra các hạn chế mới đối với các công ty truyền thông muốn bán sản phẩm của mình qua các ứng dụng trên iPhone và iPad.

Đây là lời nhắc nhở của Apple cho thế giới biết, hiện nay họ đã hùng mạnh đến thế nào. Nhưng cho dù có phát ngôn trên báo chí như thế nào, phần lớn các công ty truyền thông sẽ chấp nhận luật chơi của Apple.

Tuy nhiên, Facebook lại có một lựa chọn khác: họ có thể thử “thọc sườn” Google với chiếc điện thoại Facebook Phone vốn lâu nay đã có nhiều lời đồn thổi.

Đây chính là cách Google từng sử dụng để tránh cảnh phụ thuộc vào nền tảng phần mềm của các công ty khác, đầu tiên là trình duyệt Internet Explorer của Microsoft, sau đó là hệ điều hành iOS của Apple.

Android OS đã thành công ngay từ bước đầu còn trình duyệt Chrome đang chạy những bước đà mạnh mẽ.

Một nền tảng phần mềm khác, hệ điều hành “đám mây” Chrome, có vẻ còn gặp nhiều khó khăn (ai lại muốn dùng một chiếc máy tính chẳng làm được việc gì nếu không được kết nối internet kia chứ?).

Nhưng trong một ngành “được ăn cả ngã về không” như phát triển công nghệ nền tảng, chỉ thành công ở 2/3 sản phẩm cũng chẳng có gì đáng xấu hổ.

Đây là điều có lẽ Facebook sẽ phải thật chú ý khi cân nhắc những vấn đề mới nảy sinh với hệ điều hành Android. Nhưng khó có thể so sánh điều này với tình cảnh của Google trước đây.

Điểm khác biệt đầu tiên là Facebook không phải chống lại một nền tảng độc quyền nào còn trước đây Google phải phụ thuộc vào các trình duyệt trên máy tính cá nhân.

Mỉa mai ở chỗ Microsoft có thể lại là một phần giải pháp của Facebook nếu thỏa thuận với Nokia giúp người khổng lồ này có chân trong mảng smartphone.

Vì kẻ thù của kẻ thù là bạn nên Microsoft đã sớm thân thiện với Facebook và mạng xã hội đã xuất hiện trên một số thiết bị cầm tay sử dụng Windows Phone 7.

Một khác biệt lớn nữa là với Android, Google đã tạo ra một nền tảng mở hơn.

Chiếc Nexus S có thể là bước đầu tiên để công ty dịch vụ tìm kiếm thể hiện khả năng kiểm soát của mình, nhưng cho đến nay, Google vẫn tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các nhà sản xuất thiết bị cầm tay sử dụng Android.

“Điện thoại Facebook” đã bắt đầu xuất hiện trên nền tảng Android dưới dạng các ứng dụng. Điều này cũng giảm nhu cầu về một hệ điều hành Facebook OS thực thụ.

Tuy vậy, vẫn có nhiều rủi ro trong dài hạn. Android có thể không thích hợp với máy tính bảng như với smartphone nên thị trường chỉ còn Apple độc chiếm.

Dù vậy, các nhà sản xuất phần cứng đã sẵn sàng xuất xưởng những thiết bị sử dụng Android đầu tiên và iPad sắp gặp phải thử thách thực sự.

Rút cụ Google có thể tăng quyền kiểm soát đối với hệ điều hành, hạn chế một số chức năng của chúng, bênh vực cho dịch vụ của chính mình và đẩy thiệt hại về phía các công ty như Facebook.

Chiến thuật kiểu “Con ngựa thành Tơ-roa” như thế đến nay vẫn không phù hợp với lời nói và hành động của Google.

Tuy vậy, đây cũng là điều khiến một số công ty hoạt động trong “hệ sinh thái” Android, như các công ty dịch vụ mạng chẳng hạn, phài dè chừng.

Cho đến nay, Facebook vẫn chưa chịu mấy sức ép để buộc phải nhảy vào mảng phần mềm nền tảng và có thể tập trung vào mảng họ đang thành công nhất: đó là thống trị thị trường mạng xã hội.

Theo cafef

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nineteen + 3 =

To Top