Connect with us

Dân Trung Quốc ồ ạt tiêu tiền trở lại

Tin quốc tế

Dân Trung Quốc ồ ạt tiêu tiền trở lại

Nhu cầu du lịch, mỹ phẩm, đồ dã ngoại tăng vọt do chính sách kích cầu, người dân đi làm trở lại và chính phủ nới lệnh phong tỏa.

Dữ liệu từ Trip.com cho thấy trong 3 ngày dịp Tết Thanh minh tại Trung Quốc, số lượt đặt vé xe tăng hơn 50% và đặt khách sạn tăng 60%. Doanh số bán mỹ phẩm online cũng tăng mạnh, nhờ các đợt giảm giá và quảng cáo rầm rộ. Doanh thu hãng mỹ phẩm Lin Qingxuan tăng 147% trong ngày 8/3.

Website thương mại điện tử Pinduoduo cũng có hơn 50 triệu đơn hàng mỗi ngày kể từ giữa tháng 3, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cho biết việc này “phản ánh sự phục hồi trên thị trường bán lẻ nội địa”. Doanh số các mặt hàng như son, phấn mắt, chì kẻ mày đều tăng trưởng mạnh.

Website mua sắm Fanli.com thì cho biết tiêu dùng thực phẩm trên toàn Trung Quốc tăng 24%. Ngoài các mặt hàng thiết yếu, quần áo, đồ dã ngoại cũng nằm trong top bán chạy.

Việc chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu tăng lên cho thấy nền kinh tế lớn nhì thế giới đang hồi sinh. Nhu cầu bị dồn nén và chính phủ nới lệnh phong tỏa đã thổi bùng làn sóng mua sắm này. Giới chức nước này cũng đã tung ra các phiếu mua hàng giảm giá để thúc đẩy doanh số bán lẻ. Việc sản xuất tại các công ty lớn cũng bất ngờ tăng trở lại tháng trước, sau khi giảm kỷ lục hồi tháng 2. Doanh số bán nhà cũng đang tăng lên.

“Tiêu dùng được kỳ vọng dần hồi phục, khi các số liệu mới nhất cho thấy số ca Covid-19 nhiễm mới không tăng”, Zhang Kailin – nhà phân tích tại Dongxing Securities nhận định. Các chính sách của chính phủ cũng hỗ trợ phần nào xu hướng này.

MILAN, ITALY – FEBRUARY 25, 2020:
A shop assistant wears a protective mask amid coronavirus fears.
Following the regional decree demanding the closure after 18:00 of bars, discotheques, pubs and also museums, cinemas, as a drastic measure for containing the spreading of COVID-19, only restaurants and commercial places were left open. The ban will last, at least, seven days (until March, the 1st).

Đại dịch đã khiến hơn 82.000 người Trung Quốc lây nhiễm và hơn 3.300 người thiệt mạng. Dù vậy, quốc gia này đã qua đỉnh dịch. Các số liệu này gần đây tăng chậm lại, khiến giới phân tích kỳ vọng Trung Quốc có thể sớm vượt qua khủng hoảng và tái khởi động nền kinh tế.

Wenli Zheng – một lãnh đạo tại T. Rowe Price cho biết Trung Quốc có thể dẫn dắt đà phục hồi kinh tế hậu đại dịch, khi giãn cách xã hội và làm việc từ xa giúp tăng tốc phát triển thương mại điện tử và các dịch vụ liên quan.

“Chúng tôi nhìn thấy nhiều cơ hội nhất ở những lĩnh vực đại dịch gây biến động trong trung hạn, nhưng lại không ảnh hưởng đến nhu cầu nền tảng trong trung hạn. Đó là phần cứng máy tính, sửa sang nhà cửa, xe hơi và trang phục thể thao. Chúng tôi cho rằng nhu cầu bị dồn nén có thể giúp thúc đẩy đà tăng trong vài quý”, ông nói.

Câu hỏi hiện tại là liệu đà mua sắm này có thể kéo dài hay không. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo toàn cầu rơi vào suy thoái khi các quốc gia như Nhật Bản hay Singapore chỉ mới bắt đầu thắt chặt để kiềm chế đại dịch. Theo khảo sát của Bloomberg, kinh tế Trung Quốc có thể co lại 5,1% quý I.

“Niềm tin tiêu dùng trong trung và dài hạn sẽ phải mất một thời gian nữa mới phục hồi”, Chen Ke – nhà phân tích tại hãng tư vấn Roland Berger China cho biết, “Lý do chính là sự thiếu chắc chắn về tình hình đại dịch tại Trung Quốc và nước ngoài. Người Trung Quốc đang giảm nhu cầu trong trung đến dài hạn. Dù việc kiềm chế đại dịch thành công sẽ hỗ trợ tiêu dùng quý này, nó vẫn không thể bằng cùng kỳ năm ngoái được”.

Theo vnexpress 

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 × 4 =

To Top