Connect with us

Chiến lược kinh doanh: dựng cột làm nhà

Tin trong nước

Chiến lược kinh doanh: dựng cột làm nhà

Điều cốt lõi để khởi nghiệp thành công và làm giàu bền vững, theo các nhà kinh doanh, là phải có chiến lược để đưa công ty đi đúng hướng, đúng mục tiêu và những điều này bắt nguồn từ việc lập kế hoạch kinh doanh tốt.

Đam mê tới cùng

Chia sẻ tại buổi offline do diễn đàn nghề nghiệp motibee.com tổ chức tuần qua, ông Nguyễn Chí Đức, Tổng giám đốc Tectura Vietnam, cho rằng, để lập một kế hoạch kinh doanh, cần xác định mục tiêu và tầm nhìn về ngành nghề kinh doanh. Tiếp theo là phải xác định sản phẩm sẽ cung cấp, đối tượng khách hàng, nguồn năng lực về nhân sự, vốn đầu tư…

Sau khi đã có những tiêu chí đó, người khởi nghiệp cần phải cân nhắc về năng lực, xem thử bản thân có đủ am hiểu và kinh nghiệm trong lãnh vực sắp sửa hoạt động hay chưa. Cần phải nhìn ra thị trường để đánh giá tiềm năng xem đối thủ như thế nào, xu hướng thị trường ra sao?…

Ngoài ra, cần phải có các kiến thức về tài chính, kinh tế, luật pháp, marketing, kỹ năng quản lý… để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp. Nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là “Phải biết mình muốn gì, và xác định mình có đủ nhiệt huyết, đam mê để theo tới cùng hay chưa”, ông Đức nói.

Ông Vương Thanh Long, đồng sáng lập Công ty CP Vua Yến, Giám đốc Marketing tập đoàn Thái Tuấn, cũng cho rằng, yếu tố cốt lõi nhất là cạnh tranh mang tính bền vững cộng với niềm đam mê.

Nhưng, “có vẻ như nhiều người trẻ ở Việt Nam khi lập nghiệp không có tầm nhìn dài hơi, thêm vào đó là đam mê nửa vời, “đứng núi này trông núi nọ”, nhìn thấy những ngành nghề hấp dẫn hơn thì tham lam phát triển mà quên đi thế mạnh kinh doanh cốt lõi của mình”.

 

Và năng lực thực sự

Nhưng trước khi lập kế hoạch kinh doanh, người khởi nghiệp phải có ý tưởng thật khả thi. Theo ông Nguyễn Trung Tú, Giám đốc Công ty CP thương mại Đức Tú, nền tảng của việc phát triển một ý tưởng kinh doanh dựa trên 3 yếu tố là đam mê, năng lực và nhu cầu thị trường. Đây là kinh nghiệm thực tế ông rút ra từ việc kinh doanh của mình.

Ông Tú kể, ngay sau khi du học Singapore trở về, ông đã lập một công ty chuyên về lĩnh vực IT song song với giáo dục. Thế nhưng, mảng IT đi xuống vì nhu cầu thị trường chưa có. Thấy mảng giáo dục có nhu cầu lớn nên ông đẩy mạnh phát triển mạnh mảng này. Kinh doanh đang phát triển, thắng thế, ông mở thêm cửa hàng bánh xèo Pháp. Kết quả là thất bại thảm hại.

Không bó tay trước thất bại, ông Tú quay sang đầu tư vào lĩnh vực liên quan đến giáo dục là huấn luyện kỹ năng sống và thành công với lĩnh vực này đến hôm nay. Bài học thất bại ông rút ra là “do nhìn nhận về thị trường chưa đúng cộng với năng lực chưa có nên thất bại là điều hiển nhiên”, ông Tú chia sẻ.

Nhưng trong số muôn vàn ý tưởng, làm sao để chọn ra được một ý tưởng kinh doanh sáng suốt để phát triển thành một dự án kinh doanh tốt?

Theo ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Who Digital, ý tưởng kinh doanh không ở đâu xa mà hiện diện ở quanh mình nếu chúng ta chịu khó quan sát. Chỉ cần dựa vào những gì diễn ra trên thị trường thêm vào một chút thay đổi cho phù hợp với năng lực và tình hình là đã tạo ra một ý tưởng kinh doanh mới.

Và khi doanh nghiệp đã ít nhiều “ăn nên làm ra”, cần xác định lại mô hình phù hợp với sự phát triển, tập trung vào năng lực cốt lõi của mình.

Nói về vấn đề con người, ông Tú cho rằng, có 3 nhân tố cần chú ý là bản thân mình, đồng sự sáng lập và nhân viên. Về bản thân cần phải có thái độ chấp nhận mạo hiểm, dám chấp nhận thất bại, kiên định với con đường của mình đi và thực sự đam mê việc kinh doanh.

Về đồng sự, cần tìm người có thể hòa hợp. Về nhân viên, cần cố gắng tuyển được người giỏi và tạo môi trường thuận lợi để giữ chân họ.

Khi đã có kế hoạch kinh doanh, có nhân lực thực hiện thì người khởi nghiệp đồng thời phải tìm được nguồn lực tài chính. Ông Châu Quốc Đạt, Giám đốc CQD Associative Group, chia sẻ thêm về khía cạnh vốn.

Có nhiều cách để huy động vốn và cách huy động từ bạn bè dưới dạng cổ phần và mời họ cùng tham gia vào việc điều hành của công ty ông là một ví dụ. Để phát triển nguồn vốn, trong từng giai đoạn kinh doanh, ông tính toán lại để tiếp tục huy động từ các cổ đông cho phù hợp với sự phát triển.

Theo ông, vấn đề vốn, nên “liệu cơm gắp mắm” và “chọn người” đúng để vay vốn thay vì vay tràn lan. Ông Vương Thanh Long thì cho rằng nên tìm nguồn vốn từ “vốn tự có”. Đó chính là kế hoạch kinh doanh và hoài bão để thuyết phục nhà đầu tư, bạn bè… đầu tư vào

Theo DNSG

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twenty − 12 =

To Top