Connect with us

Việt Nam sẽ trở thành Trung tâm dệt may thế giới

Tin trong nước

Việt Nam sẽ trở thành Trung tâm dệt may thế giới

Ngành dệt may Việt Nam hiện đã phát triển mạnh mẽ. Hiện Việt Nam đã vươn lên xếp vị trí thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu hàng may mặc.

Đại diện Ban tổ chức Saigon Tex 2014 cho biết, Triển lãm năm nay thu hút hơn 500 công ty đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia trưng bày hai lĩnh vực chính: Máy móc ngành dệt may và phụ kiện ngành dệt may.

So với triển lãm lần trước diễn ra vào năm 2013, triển lãm năm nay tăng 30% về diện tích và tăng 40% về số lượng công ty tham gia. “Đây là Triển lãm dệt may có quy mô lớn nhất từ trước đến nay”, đại diện Ban tổ chức nói.

Theo ông Lê Trung Hải, Phó tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đổ xô đến Việt Nam tham gia Triển lãm trên nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh là do ngành dệt may Việt Nam hiện đã phát triển mạnh mẽ. Hiện Việt Nam đã vươn lên xếp vị trí thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu hàng may mặc.

Bên cạnh đó, sự hấp dẫn của ngành dệt may cũng đến từ việc Việt Nam đang tham gia đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do quan trọng như: Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Việt Nam – EU, Liên minh Thuế quan với Nga và Belarus…

Các Hiệp định này chỉ yêu cầu hàng xuất khẩu từ Việt bắt đầu từ khâu làm sợi trở đi thì sẽ được hưởng thuế suất 0%, do đó có sức hấp dẫn nhà đầu tư rất lớn. Dẫn tới nhiều khả năng sắp tới sẽ bùng nổ sự tham gia vào thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư trên thế giới trong lĩnh vực dệt may.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thu hút đầu tư, ngành dệt may Việt Nam cũng đang đối diện không ít thách thức khi muốn trở thành trung tâm dệt may thế giới.

Theo ông Lê Trung Hải, thách thức đầu tiên là doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển chưa đồng đều, trong đó khâu quản trị và phát triển mẫu mã sản phẩm còn yếu, dẫn tới tỷ lệ gia công còn cao.

Thứ hai là, sự phát triển chưa đồng đều trong các khâu sản xuất, dệt và nhuộm còn yếu.

Thứ ba, quy mô doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ.

Và thứ tư, do sự bùng nổ phát triển, công nghiệp dệt may đòi hỏi phải có nguồn nhân lực rất lớn để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. 

Theo DĐĐT

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 × 4 =

To Top