Connect with us

Số phận của đế chế HP sẽ về đâu?

Tin quốc tế

Số phận của đế chế HP sẽ về đâu?

Nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới tuyên bố họ không còn sẵn sàng “xây dựng thế giới PC” nữa. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra với thương hiệu HP trong vài năm tới.

Người dùng sẽ đến với thương hiệu máy tính (PC) nào?

HP là nhà sản xuất PC lớn nhất xét về doanh số, và là một tên tuổi quen thuộc với người tiêu dùng. Tất nhiên, cũng có rất nhiều nhà sản xuất khác sẵn sàng bán desktop hoặc laptop. Song vấn đề là, khi HP rút khỏi thị trường PC, đại gia máy tính nào sẽ thế chỗ HP, người dùng sẽ nghĩ đến thương hiệu nào khi muốn mua máy tính? Acer hay Toshiba, hay Dell sẽ bước lên “vũ trường”?

Trở thành một IBM 2.0?

Chấm dứt mảng kinh doanh PC vẫn còn mang lại lợi nhuận sẽ giúp HP “tập trung vào doanh nghiệp và mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi chúng tôi có thể thúc đẩy tốt nhất giá trị gia tăng của mình”. CEO Leo Apotheker của HP dường như đã giải thích như thế khi tiết lộ việc HP đang xem xét rút khỏi mảng kinh doanh PC. Tuy nhiên, đó không phải là câu nói chính xác của Leo Apotheker, mà đó chính xác là câu nói của giám đốc tài chính IBM Mark Loughridge hồi năm 2004, khi IBM tuyên bố rời khỏi mảng kinh doanh PC để tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển phần mềm.

Ai sẽ mua mảng PC của HP?

Trở lại tháng Ba, tin đồn đã rộ lên rằng HP chuẩn bị bán mảng PC, và Samsung là ứng cử viên sáng giá nhất. Đó chỉ là tin đồn, nhưng với tuyên bố chính thức của HP, liệu nó có thành sự thật? Có vẻ Samsung sẽ là đối tượng mua lại mảng PC của HP, bởi Samsung đang rất mạnh ở dòng laptop, mẫu siêu di động Samsung Series 9 đang tạo ấn tượng mạnh mẽ. Thâu tóm một hãng như HP có thể rất ý nghĩa với Samsung.

Điều gì xảy ra với nhãn hiệu HP và nhân viên HP?

Khi Lenovo mua lại mảng PC của IBM, IBM đã nhận được một khoản tiền mặt lớn và 18,9% cổ phần trong Lenovo. Lenovo đảm trách mảng sản xuất phần cứng, còn IBM vẫn phụ trách mảng “dịch vụ và hỗ trợ khách hàng”. Lenovo cũng cam kết giữ nhãn hiệu IBM trong 5 năm, cũng như tiếp nhận 10.000 nhân viên của IBM. Điều gì sẽ xảy ra HP và nhân viên HP?

Và khách hàng PC HP?

Khi Lenovo tiếp nhận mảng PC của IBM, IBM vẫn tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho những khách hàng “bất đắc dĩ” lại sở hữu một sản phẩm PC Lenovo IBM. Hiện nay, PC của HP có mặt trong hàng triệu hộ gia đình trên toàn thế giới – sẽ có nhiều khách hàng giận dữ nếu HP không theo họ đến cùng và đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật, cũng như cập nhật sản phẩm. Họ sẽ cảm thấy đã mua về một chiếc PC “mồ côi”.

PC HP có “sống” nổi khi không có “mẹ” HP?

TouchSmart, Envy, Elitebook, Pavilion – từ các mẫu máy “tất cả trong một” (all-in-One) đến các mẫu laptop thay thế máy để bàn, HP thực sự đã tham gia mạnh mẽ vào mảng PC. Nếu nó bị bán đi, liệu nó có thể sống sót mà không có “dòng sữa mẹ” của công ty HP?

Liệu những dự án hấp dẫn của HP có được đầu tư tiếp?

HP có rất nhiều ý tưởng hay ho mà họ chưa thực hiện được. Hồi tháng Ba, họ từng công bố sẽ triển khai kế hoạch đưa WebOS đến tất cả các thiết bị của họ. Nghĩa là, destop, laptop, smartphone và máy tính bảng sẽ chia sẻ chung một hệ sinh thái. Danh bạ, lịch, website yêu thích, thông tin trên các thiết bị HP sẽ cùng đồng bộ. Đây quả là một dự án hấp dẫn nhưng sự sống còn của nó vẫn chưa thể nói trước.

Với việc các thiết bị WebOS bị “triệt tiêu” và tương lai chưa chắc chắn của nền tảng này, Apple sẽ lại một lần nữa thắng thế khi đưa giấc mơ thống nhất hệ sinh thái thiết bị thành hiện thực?

Điều gì xảy ra với TouchSmart?

Máy tính All-in-One với màn hình cảm ứng, rộng, ổ cứng dung lượng lớn và nhiều cổng kết nối mang lại sự linh hoạt, tiện lợi cho người dùng. Hiện nay, dường như chỉ có HP đang cạnh tranh với Apple trong dòng máy tính này, với dòng máy TouchSmart tốc độ và mức giá có thể chấp nhận được. TouchSmart có gói phần mềm tận dụng được những điểm mạnh của tính năng đa chạm của Windows 7, mang lại cho người dùng lý do hợp lý để gạt bàn phím và chuột sang một bên. Mẫu HP TouchSmart 610 được trang bị cấu hình độc đáo và màn hình 23 inch với góc nhìn 30 độ, khuyến khích việc sử dụng màn hình đa chạm.

Nhưng quan trọng hơn, PC TouchSmart ngày càng được cập nhật tốt hơn. Trong khi các nhà sản xuất laptop gắng sức cạnh tranh với MacBook Air của Apple. Các công ty khác, bao gồm cả Apple, hầu như để mặc dòng máy All-in-One, còn HP liên tục tìm cách thay đổi và cải thiện trải nghiệm người dùng, từ phần mềm đến các đặc điểm phần cứng. Tất nhiên, không phải mọi nỗ lực đề thành công, song ít nhất nó cũng mang lại cho người dùng sự khác biệt. Liệu truyền thống này có còn tiếp tục khi HP chia tay với mảng PC?

Sự chấm dứt thực sự của Compaq?

Compaq từng là nhà cung cấp PC lớn nhất thế giới bị HP mua lại với giá 25 tỷ USD năm 2002. Sản phẩm và công nghệ của Compaq tiếp tục bị trộn lẫn trong nhiều dòng sản phẩm khác của tập đoàn HP. Giờ đây, số phận Compaq sẽ đi về đâu tiếp?

Người dùng có nên mua sản phẩm PC HP nữa?

Đây là một câu hỏi phức tạp. Mẫu TouchSmart 610 của HP vẫn bán tốt trong tuần qua. HP có thể chưa chia tay mảng PC ngay, hứa hẹn rằng họ vẫn kinh doanh như bình thường và tiếp tục đầu tư vào các lựa chọn. Nhưng với tuyên bố vừa qua, số phận mảng PC HP như đang treo lơ lửng, liệu người tiêu dùng có nên chọn mua laptop, desktop HP, với ý nghĩ rằng mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật cho họ sẽ do một công ty hoàn toàn khác đảm trách, và không hiểu nó có được đảm bảo?

Theo PCWorld

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 × two =

To Top