Connect with us

Nửa tỷ người có thể thành nghèo vì đại dịch

Tin quốc tế

Nửa tỷ người có thể thành nghèo vì đại dịch

Oxfam ước tính với trường hợp xấu nhất là thu nhập giảm 20%, số người sống trong nghèo cùng cực trên toàn cầu sẽ tăng thêm 434 triệu.

Tổ chức từ thiện Oxfam hôm nay công bố báo cáo ước tính tác động của đại dịch lên tình trạng nghèo đói toàn cầu, thông qua việc giảm thu nhập và tiêu dùng. Báo cáo được công bố trước thềm cuộc họp hàng năm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tuần tới.

Các tác giả của báo cáo tính toán dựa trên nhiều kịch bản, và so sánh với các mức nghèo theo định nghĩa của WB. Nghèo cùng cực là những người chỉ sống với 1,9 USD một ngày trở xuống. Mức cao hơn là dưới 5,5 USD một ngày.

Với trường hợp xấu nhất là thu nhập giảm 20%, số người sống trong nghèo cùng cực trên toàn cầu sẽ tăng thêm 434 triệu người, lên 922 triệu. Số người sống dưới 5,5 USD một ngày cũng sẽ tăng 548 triệu lên gần 4 tỷ người.

“Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại sẽ có ảnh hưởng sâu hơn cả khủng hoảng tài chính 2008. Các ước tính cho thấy dù kịch bản nào xảy ra, tình trạng nghèo đói toàn cầu vẫn có thể lần đầu tiên tăng kể từ năm 1990”, báo cáo cho biết. Việc này sẽ đẩy nhiều quốc gia về lại mức nghèo khổ như 3 thập kỷ trước.

Phụ nữ chịu nhiều rủi ro hơn nam giới. Do họ thường làm việc trong lĩnh vực phi chính thức và ít hoặc không có quyền lợi của người lao động.

Một báo cáo tuần trước của WB cũng ước tính nếu đại dịch trầm trọng hơn, 11 triệu người khu vực Đông Á – Thái Bình Dương sẽ bị đẩy vào cảnh nghèo đói.

Để xoa dịu tác động, Oxfam đề xuất kế hoạch gồm 6 điểm, như hỗ trợ tiền mặt cho người dân và doanh nghiệp, xóa nợ hay IMF tăng viện trợ. Đánh thuế tài sản, thuế với lợi nhuận bất thường và các tài sản tài chính đầu cơ cũng sẽ giúp các nước huy động được số vốn cần thiết. Gần đây, ngày càng nhiều nước kêu gọi được xóa nợ, do đại dịch khiến các quốc gia đang phát triển lao đao.

Tổng cộng, chính phủ trên khắp thế giới cần huy động ít nhất 2.500 tỷ USD để hỗ trợ các nước đang phát triển. “Các nước giàu có thể huy động hàng nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, nếu các nước đang phát triển không thể đối phó tác động y tế và kinh tế của dịch bệnh, cuộc khủng hoảng vẫn sẽ tiếp tục và ảnh hưởng lớn hơn đến tất cả quốc gia”, báo cáo kết luận.

Theo vnexpress

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

seventeen + eight =

To Top