Connect with us

Chiến lược nào cho thập kỷ tới ?

Tin quốc tế

Chiến lược nào cho thập kỷ tới ?

Đâu là nền kinh tế mạnh nhất? Đó là điều hầu hết các nhà kinh tế học đang tự hỏi. Có người trả lời là Trung Quốc, nhưng một số khác quả quyết là Mỹ. Tôi lại muốn kể cho các bạn một câu chuyện rất khác, khác hẳn với những nhận định đó.

Không phải sức mạnh kinh tế đang chuyển đổi. Nó đang tan biến dần. Chào mừng đến với kỉ nguyên của sự suy giảm. Một thập kỷ mới đã đến và trong đó, con người, các công ty và các quốc gia sẽ phải chiến lược hóa khác biệt. Câu chuyện dự đoán mang tính kinh tế vĩ mô về những chiếc lá chè không phải là một sự chuyển đổi sức mạnh từ Mỹ sang Trung Quốc hay bất cứ nơi nào khác.

Đó là câu chuyện về sức mạnh kinh tế toàn cầu ở mọi nơi đang lung lay và sụp đổ, không thể đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21. Kỷ nguyên của sự suy giảm không chỉ đối với nước Mỹ: nó mang tính toàn cầu, sự suy sụp vào một kỷ nguyên kinh tế đen tối mới – trừ khi có những quyết định khác được đưa ra.

Thịnh vượng là một nhiệm vụ của các tổ chức – những tòa nhà xây dựng trên nền tảng của kinh tế, các thể chế và xã hội. Không có những tổ chức phù hợp, các nguồn lực sẽ không thể được gieo mầm, nuôi dưỡng, phát triển và cuối cùng phân phối đến người sử dụng hữu ích nhất. Không có những tòa nhà đó, thị trường sụp đổ, các công ty tự hủy hoại và toàn bộ nền kinh tế bị chấn động. Và điều đó nghe quen một cách đáng ngờ.

Cho rằng Trung Quốc đang mang đến một thế kỷ mới thịnh vượng. Hãy nghĩ lại. Trung Quốc đang theo đuổi một sự phát triển âm thầm: tăng trưởng thời kỳ công nghiệp âm. Đó là một nền kinh tế được bôi trơn để sản xuất đại trà “sản phẩm” ở một quy mô lớn chưa từng thấy trước đó – với mọi giá thành cho mọi người, cộng đồng và thế giới. Không may thay, chi phí trực tiếp lại quá cao. Khai thác, ô nhiễm và tiền trợ giúp người nghèo cũng có thể mang tính kinh doanh.

Và chi phí cơ hội ngày càng cao hơn. Các tổ chức của Trung Quốc không được “bôi trơn” để sáng tạo. Suy nghĩ kỹlưỡng thì Trung Quốc giống như Mike Tyson hơn là Muhammad Ali. Nó thiếu sự sáng tạo kinh tế về căn bản: không có khả năng khởi nguồn và phát triển những ngành công nghiệp, thị trường và hàng hóa mới, đột phá mang tính giá trị cao. Chính những điều này mới thực sự khiến cho mọi người giàu có hơn. Toàn bộ các thành phố sản xuất đại trà sản phẩm không mang lại những giá trị mới mang tính đột phá. Trung Quốc xây dựng vì sự phát triển của thế kỷ 20 nhưng sự phát triển của thế kỷ 20 không phù hợp với nền kinh tế của thế kỷ 21.

Hiển nhiên, sự phát triển của Trung Quốc là kết quả của sự cố gắng nỗ lực vượt bậc (skyhook): một đồng tiền giá rẻ giả tạo. Điều đó nói rằng: sự thịnh vượng của Trung Quốc, trong nhiều mặt đơn giản là sự hư cấu kinh tế. Việc thao túng tiền tệ không thể kéo dài mãi – và không có điều đó, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những vấn đề mà mỗi xã hội công nghiệp gặp phải: chi phí cực lớn của mô hình tăng trưởng đặt “sản phẩm” lên trên con người.

Nước Mỹ cũng theo đuổi sự tăng trưởng âm thầm cho thế kỷ 20. Tuy nhiên, hệ quả thì lại khác. Mỹ đã dựng nên hàng trăm cần trục hỗ trợ (crane). Ngày nay chính những cần trục đó đang chống đỡ cho phố Wall và Detroit – những doanh nghiệp thực phẩm, dược phẩm, các hãng truyền thông lớn đều là người tiếp nhận những doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh và những đặc quyền pháp lý có tác động mạnh. Trên tất cả, hầu như mỗi ngành công nghiệp Mỹ là một cần cẩu, đẩy tăng trưởng cao hơn.

Bạn thấy gì khi nhìn vào nền kinh tế Mỹ hiện nay? Đây là những điều bạn nên thấy: New Orleansbị hủy hoại và tàn phá sau trận bão Katrina. Katrinamerica là một phép ẩn dụ với những bang lớn của nền kinh tế. Nhà gỗ bị phá hủy cũng như đó là một hiện trạng sụp đổ mang tính lịch sử. Thị trường không thể phân bổ các nguồn lực, các công ty không thể nuôi dưỡng các nguồn lực và ban giám đốc điều hành đơn giản là không quan tâm – và còn đáng ngạc nhiên hơn cả là chi phí chỉ đơn giản được tính cho người tiêu dùng vốn đã có nhiều gánh nặng. Tuy nhiên, những điều đó chẳng có gì là mới mẻ cả. Sự thật là sự suy giảm lớn của Mỹ bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước và tăng dần dần.

Ví dụ, hôm qua, chúng ta nghĩ rằng nước Mỹ đã thực hiện được một phép màu về năng xuất sản xuất. Nhưng nước Mỹ chỉ đơn giản là làm việc chăm chỉ hơn – chứ không phải thông minh hơn. Và ngày nay, chúng ta đã đạt đến đỉnh điểm Dilbert: không có thời gian để mà họp hành. Xét trên các khái niệm hiệu quả, năng suất và tính hiệu quả, thế kỷ của Mỹ đã kết thúc từ vài thập kỷ trước.

Các tổ chức của Mỹ đang tan vỡ như một quả táo chín rơi từ đỉnh của tòa nhà Empire State. Và vấn đề với việc sửa chữa những tổ chức ấy là bạn không có nhiều cơ hội: những công việc chắp vá và hiệu quả rơi rớt trong nhiều thập kỷ. Chính quyền của ông Obama đang làm một công việc không mấy hiệu quả trong việc khắc phục Katrinamerica. Hãy suy nghĩ dù chỉ một chút thất bại của bộ trưởng Geithner trong việc kiểm soát phố Wall thay vì hỗ trợ nó.

Nếu không phải là từ sự chăm chỉ hay từ các cần trục, thì sự thịnh vượng của thế kỷ 21 là từ đâu? Tự vươn lên? Sự thịnh vượng của thế kỷ 21 đòi hỏi một loại kinh doanh tốt hơn. Tôi nghĩ đến những công ty đang xây dựng họ thành các nhà tư bản mang tính xây dựng.

Sự khác nhau giữa các công ty này là họ khám phá ra làm cách nào để thúc đẩy bản thân đạt tới sự thịnh vượng thay vì chỉ dựa vào sự chăm chỉ hay các cần trục. Bằng việc xây dựng tổ chức mới, các công ty này đã xác định một cách rõ ràng tại sao thương mại và tài chính tồn tại, làm thế nào chúng xảy ra và ai là người chúng phục vụ. Kết quả là bản thân các công ty thúc đẩy sự thịnh vượng của chính bản thân chúng từ suy thoái.

Vậy chiến lược của bạn cho kỷ nguyên suy thoái là gì: tranh cãi về đường lối để dẫn đầu nhờ vào sự chăm chỉ, bỏ đi những đường lối cũ hay là tìm cách mới để tự thân đạt được sự thịnh vượng? Khi một kỷ nguyên mới đang đến, đây là điều mà những nhà quyết sách cần phải hỏi: tư duy phổ biến của sự phát triển là gì trong công ty, ngành công nghiệp và lĩnh vực: sự chăm chỉ, sự hỗ trợ – hay sự tự thân nỗ lực?

Bởi vì khi bạn nghĩ về  điều đó, có một vấn đề lớn khi dựa vào  sự chăm chỉ hoặc sự hỗ trợ. Những điều đó có thể giúp bạn phát triển nhưng nếu chúng sụp đổ thì chính bạn cũng sụp đổ. Và đó thường là cả một sự trượt dài.

Umair Haque – Harvard Business Publishing

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

6 + four =

To Top