Connect with us

Việt Nam chỉ cần 3 – 4 doanh nghiệp viễn thông, cùng lắm là 5 doanh nghiệp.

Tin trong nước

Việt Nam chỉ cần 3 – 4 doanh nghiệp viễn thông, cùng lắm là 5 doanh nghiệp.

Tại hội nghị trên, một loạt vấn đề đã được lãnh đạo Bộ cùng các sở Thông tin và Truyền thông trên cả nước đưa ra thảo luận như: truyền hình trả tiền, trò chơi trực tuyến, cơ chế chính sách tài chính, ứng dựng công nghệ thông tin và truyền thông… để từ đó xây dựng, hoàn thiện những chính sách nhằm khắc phục, gỡ vướng những tồn tại, cũng như thúc đấy phát triển tr

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, một trong vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay của Bộ là về quy hoạch sử dụng chung hạ tầng viễn thông. Mặc dù, việc quy hoạch, sử dụng chung hạ tầng viễn thông đã được Bộ đưa ra từ lâu, nhưng đến nay vẫn là vấn đề được dư luận quan tâm, nhiều khi trở thành nỗi bức xúc trong xã hội.

Điển hình nhất là việc xây dựng các trạm BTS, doanh nghiệp nào cũng “dựng trạm”, không chỉ làm lãng phí nguồn tài nguyên mà còn làm mất mỹ quan đô thị. Vì thế, theo Bộ trưởng, doanh nghiệp cứ dựng trạm lên là người dân lại có cảm giác bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo đánh giá của Bộ, một trong những nguyên nhân chính và cốt lõi là do có quá nhiều các doanh nghiệp viễn thông và sự bất hợp tác dùng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp.

 “Vừa rồi tôi báo cáo với Thủ tướng thì Thủ tướng bảo cùng lắm là 5 doanh nghiệp, thế nhưng ở Việt Nam bây giờ là 9 doanh nghiệp rồi, trong khi chúng ta cũng đã thống nhất là chỉ cần 3 đến 4 doanh nghiệp thôi”, ông Hợp nói.

Đến thời điểm hiện tại, ngoài 7 hãng viễn thông đang hoạt động là Viettel, VinaPhone, MobiFone, S-Fone, Vietnamobile, EVN Telecom và Beeline, còn có hai doanh nghiệp khác đã được Bộ cấp phép nhưng chưa cung cấp dịch vụ ra thị trường là Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (Indochina Telecom) và Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC).

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho rằng, một đất nước nếu có quá nhiều doanh nghiệp thì sẽ gây ra lãng phí, còn quá ít doanh nghiệp thì sẽ tạo ra độc quyền. Chính vì vậy, theo ông, vấn đề đặt ra với Bộ Thông tin và Truyền thông là phải xây dựng, đưa ra cơ chế để vừa khắc phục độc quyền vừa chống lãng phí.

 “Trong đó, chính sách đưa ra phải khuyến khích các doanh nghiêp phát triển, từng bước hợp tác với nhau và thậm chí thôn tính lẫn nhau để hình thành nhiều doanh nghiệp lớn”, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nói.

Theo vneconomy

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 × four =

To Top