Connect with us

Kinh doanh 2012: “Đánh nhỏ thắng nhỏ, đánh chắc thắng chắc”

Tin trong nước

Kinh doanh 2012: “Đánh nhỏ thắng nhỏ, đánh chắc thắng chắc”

Gần một nửa DN vừa và nhỏ đóng cửa trong năm 2011. "Đánh nhỏ thắng nhỏ, đánh chắc thắng chắc", bởi 2012 không phù hợp cho lối đi mạo hiểm, nhất là khi DN kiệt sức sau nhiều thiệt hại trong năm 2011.

“Là nạn nhân chính của lãi suất cao, chính sách kiểm soát tín dụng, 2011 là năm trắc trở nhất với doanh nghiệp, khi gần một nửa doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng cửa”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu tại Hội thảo Kịch bản kinh tế Việt Nam 2012 sáng 9/12. Đầu vào đã khó, đầu ra cũng không dễ khi tiêu dùng giảm mạnh, tồn kho tăng cao. Cáp và dây điện; xi măng, vôi, vữa; bột giấy, bia đều có lượng tồn kho trên 80% sau 10 tháng đầu năm, tăng 21% cùng kỳ.



Tổng giám đốc Bến Thành Land Nguyễn Cao Trí ví von: “Doanh nghiệp năm nay hứng chịu nhiều thảm họa như Nhật Bản, vừa “động đất” lại tới “sóng thần” rồi “sự cố hạt nhân” và nhiều hệ lụy kéo theo”. Kết quả, nhiều doanh nghiệp bất động sản điều chỉnh giảm hơn 95% kế hoạch, thậm chí những số liệu công bố cũng chưa thể hiện hết thực trạng khó khăn mà doanh nghiệp đối mặt. Bản thân công ty phải chủ động chuyển sang thương mại, dịch vụ để đa dạng hóa hoạt động, tạo dòng tiền ngắn hạn để trụ lại trong thời buổi khó khăn.



Tìm cách cứu mình trước được giới chuyên gia khuyến cáo. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh hiến kế “Đánh nhỏ thắng nhỏ, đánh chắc thắng chắc”, tiến bước nào phải chắc bước đó, bởi 2012 không phù hợp cho lối đi mạo hiểm, nhất là khi doanh nghiệp kiệt sức sau nhiều trắc trở, thiệt hại trong năm 2011.

Mặc khác, tuy mục tiêu lạm phát năm sau dưới 10%, lãi vay sẽ giảm, nhưng quá trình này diễn ra từ từ.

Doanh nghiệp chưa thể tiếp cận ngay với lãi vay dưới 15% đầu năm tới. Phương án kinh doanh năm sau cần dự kiến các kịch bản và linh hoạt điều chỉnh theo sát biến động thị trường, thậm chí cần “chấp nhận phẫu thuật, chịu đau để mạnh hơn”, ông Doanh lưu ý việc tái cấu trúc ở chính các doanh nghiệp trong thời khó khăn. Thời gian qua, dù kinh doanh không thuận lợi, nhưng nhiều doanh nhân không tích lũy, dự phòng, tiêu xài xa xỉ để khẳng định đẳng cấp.

Ông Trương Đình Tuyển, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cũng cho rằng doanh nghiệp tập trung những sản phẩm có khả năng tăng trưởng, tiêu thụ nhanh để thu hồi vốn. Đặc biệt thị trường nội địa nhiều tiềm năng cần khai thác triệt để, nhất là khi Việt Nam là nước dân số trẻ, mạnh tay tiêu xài.



Ngoài ra, dù muốn hay không, lũ lụt cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho Thái Lan, song các đơn vị có thể nhân dịp này tìm mọi cách tăng xuất khẩu các mặt hàng thay thế Thái Lan. Đặc biệt, ông nhấn mạnh việc tái cấu trúc doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Song song đó, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, chuẩn bị kế hoạch lâu dài khi kinh tế thế giới vượt qua thời kỳ trì trệ.



Ông Trương Đình Tuyển cho rằng, kể cả khi lạm phát năm sau dưới 10%, lãi huy động có thể 11%, cho vay tầm 13,5-15% thì mức này vẫn còn cao, là thách thức cho doanh nghiệp. Ông cũng cho rằng tăng trưởng GDP 6% năm sau khó đạt được, nếu không điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tín dụng, không tập trung chuyển nguồn lực vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu.



Các doanh nghiệp đặt kỳ vọng các chính sách vĩ mô cần rõ ràng, nhất quán để lên phương án kinh doanh phù hợp. Ông Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội cho rằng các chính sách đưa ra như hoa tiêu dẫn đường. Tuy nhiên, hiện hoa tiêu dẫn đường mù mờ, khiến con thuyền chao đảo tứ phương, doanh nghiệp khó định hướng làm ăn. Song ông cho rằng, năm 2012 doanh nghiệp có thể làm phương án kinh doanh với số liệu CPI dưới 10%, bởi điều này hoàn toàn khả thi.

Theo vnexpress

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 × 2 =

To Top