Connect with us

Facebook phá hủy kinh tế Mỹ như thế nào?

Tin quốc tế

Facebook phá hủy kinh tế Mỹ như thế nào?

Nếu Facebook thất bại, hậu quả đối với nền kinh tế thậm chí còn lớn hơn khủng hoảng năm 2000 và 2008 gộp lại.

Các nhà kinh tế cảnh báo Facebook đang trong hàng ngũ các công ty gặp khó khăn, và giờ đây, Facebook đã trở thành một công ty đại chúng gây nguy hiểm cho nền kinh tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, số lượng các công ty đại chúng giảm 37% kể từ năm 1997. Số lượng các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cũng giảm từ 311 đợt từ trước năm 2000 xuống còn 99 đợt trong thập kỷ qua. Trong khi đó, các giám đốc điều hành (CEO) khôn ngoan và giới siêu giàu đang tìm cách lánh sang khu vực tư nhân nhằm tránh sự hạn chế chủ nghĩa tư bản của chính phủ.

Mọi thứ từ việc nhìn nhận Facebook “quá lớn để thành công hoặc thất bại” tới việc một luật sư cảnh báo cảnh báo thị trường chứng khoán có thể sẽ đứng bên”miệng núi lửa” nếu doanh thu hàng năm của Facebook không tăng 41% trong 5 năm tới, đều có thể kéo sụp nền kinh tế thế giới.

Trước hết khi xét về tâm lý các nhà đầu tư, có thể thấy họ đang trở nên mù quáng vì Facebook. Sau nhiều tháng tích cực quảng cáo cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), các nhà đầu tư bị thuyết phục rằng cổ phiếu Facebook chính là loại cổ phiếu tuyệt vời nhất. Do đó mà họ quên đi những rủi ro ẩn giấu sau đó.

Vì vậy, không có gì thần bí khi Facebook lại trở nên “quá lớn để thất bại” (too big to fail) trong mắt các nhà đầu tư. Facebook không thể thất bại mà chỉ tiếp tục phát triển tới vô hạn tới mức khiến chúng ta nhớ về bong bóng dotcom 1999. Vào đỉnh điểm của bùng nổ dotcom năm 1999, có 308 công ty tiến hành IPO, nhưng 24 công ty lớn nhất trong số đó có tổng mức vốn hóa là 70,96 tỉ USD.

Khi đồng vốn chảy dồn về, người ta bắt đầu nghi ngờ những đồng vốn này sẽ không được sử dụng một cách có trách nhiệm. Khi chỉ một số ít công ty trực tuyến được đánh giá là thật sự thành công, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đẩy giá các công ty này lên quá cao, hoặc cố tình đầu tư vào những công ty thất bại với niềm hy vọng sẽ thay đổi được tương lai của chúng.

Những ảo tưởng đó khiến các nhà đầu tư lờ đi những nguy cơ hiển hiện trước mắt họ và điều đó có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng cực lớn khi ảo tưởng đó sụp đổ. Một ví dụ điển hình là lời phát biểu kinh điển của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Hank Paulson trước khi diễn ra cuộc đại khủng hoảng năm 2008: “Đây là nền kinh tế tốt nhất trong sự nghiệp của tôi.”

Trong trường hợp của Facebook, các nhà đầu tư thậm chí còn đang thổi một bong bóng mới hơn và lớn hơn, và nếu Facebook thất bại, hậu quả đối với nền kinh tế thậm chí còn lớn hơn khủng hoảng năm 2000 và 2008 gộp lại.

Một nhà phân tích nhận định: “Đợt IPO của Facebook mang đến những rủi ro cực lớn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Facebook có thể có hàng triệu người dùng trên toàn thế giới và thực có sức hấp dẫn với giới đầu tư, nhưng sự thực đằng sau những lời sáo rỗng đó, hàng nhìn nhà đầu tư nhỏ có thể chết chìm cùng Facebook và tiền đầu tư của họ cũng bốc hơi theo.

Theo Gafin

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

10 − five =

To Top