Connect with us

Du lịch và các đối tác: Cái bắt tay lỏng lẻ

Tin trong nước

Du lịch và các đối tác: Cái bắt tay lỏng lẻ

Ông Hà Văn Siêu, Viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho rằng, việc liên kết giữa ngành du lịch và các ngành liên quan vẫn còn rất chậm, dường như các bên còn căn ke lợi ích của mình mà chưa nhìn toàn cục.

Còn căn ke, vì lợi ích riêng

Tại buổi tọa đàm bàn cách hợp sức để phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh khó khăn, do báo SGTT tổ chức ngày 29/11, bà Bà Phạm Lê Thảo, phó Vụ trưởng Lữ hành, Tổng cục Du lịch, cho hay, 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam đón 4,8 triệu lượt khách. Nhưng từ khoảng tháng 9, lượng khách đến Việt Nam sụt giảm do khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước, cùng thời điểm này năm ngoái lượng khách đến tăng mạnh do nước ta là chủ tịch ASEAN và sự kiện 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội…

Bà dự đoán, 2012 sẽ là năm rất khó khăn đối với du lịch Việt Nam, do vậy, cần gắn kết hơn nữa sự hợp tác giữa các DN du lịch, hãng vận chuyển, khách sạn… trong việc thu hút  khách du lịch.

Trong khi đó, ông Hà Văn Siêu, Việt trưởng viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, đánh giá, việc liên kết này lâu nay “vẫn còn rất chậm”, bởi dường như như các đối tác còn căn ke lợi ích của mình mà chưa nhìn toàn cục. Điển hình là tình trạng ép giá, hướng dẫn viên của hãng này lại làm cho hãng khác… , làm phương hại đến giá trị thụ hưởng của khách du lịch, đó là chất lượng dịch vụ du lịch.

Dẫn chứng điều này từ thực tế, bà Bích Liên, đại diện Công ty Du lịch Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long, kể rằng, một số tour nhận khách nước ngoài. Hướng dẫn viên của các công ty lớn đưa khách xuống Vĩnh Long, nhưng lại chỉ muốn nhanh nhanh đổi điểm đến để đưa khách đi mua sắm.

Một điển hình khác là tình trạng giá phòng khách sạn hét cao dịp Tết, mùa cao điểm. Ông Vương Thế Hưng, Giám đốc công ty TNHH du lịch thương mại Tân Đại Lục (TP.HCM) cho hay, ở TP.HCM còn đỡ, chứ tại khu vực miền Trung (cụ thể là Nha Trang – Khánh Hòa) những mùa cao điểm giá phòng khách sạn 2 sao cũng tăng 50-100%. Hoặc cận Tết rồi, các DN lữ hành vẫn chưa biết chào giá tour ra sao bởi đường sắt thì khó mua vé, hàng không thì chưa thấy xác nhận giá.

Ngoài ra, theo ông Siêu, thì liên kết ngoài ngành du lịch với các ngành như hải quan, giao thông, hàng không… cũng chưa nhiều. Liên kết giữa các điểm đến cũng yếu. Liên kết giữa Nhà nước và DN lỏng lẻo, thiếu một nhạc trưởng. Đó là chưa kể, không chỉ cần liên kết nội ngành mà còn phải vươn ra ngoài quốc gia, hình thành các tour tuyến du lịch xuyên quốc gia, ví dụ chương trình Ba quốc gia một điểm đến…

Cần kinh doanh cộng sinh

Có mặt tại buổi tọa đàm, đại diện các đơn vị vận chuyển lên tiếng biện minh.

Bà Phùng Thị Lý Hà, Phó trưởng ga Hà Nội, phân bua, ngay bản thân các DN lữ hành cũng cạnh tranh dữ dội với nhau, cùng một lúc nhiều đơn vị đăng ký đặt vé số lượng lớn nên đường sắt phải căng mình ra lo, đến lúc ký hợp đồng nhận khách lại chỉ có một tốp người. Hoặc đặt vé mà không có kế hoạch trước.

Việc không nắm được thông tin, như nhu cầu từ ngành du lịch, nên các đơn vị dịch vụ như ga Hà Nội “chỉ lấy thống kê là năm nay đáp ứng được bao nhiêu, năm sau, cố gắng điều chỉnh trong phạm vi 5-10 %”, bà Hà giải thích.

Bà đề xuất, cần có một buổi làm việc cụ thể giữa ngành du lịch và đường sắt. Mới đây, ngành đã đầu tư hơn 100 toa xe mới, chất lượng cao nhưng đóng như thế nào cũng phải cân nhắc xem nhu cầu khách ra sao.

Do vậy, bà lưu ý các đơn vị lữ hành nên khi xây dựng tour cần cân đối với vận chuyển, khách sạn và giờ giấc của khách. Cần đến trước đặt chỗ càng sớm càng tốt, đặc biệt là các đoàn lớn cần trước 2-3 tháng. Nếu có tour trái chiều luồng khách truyền thống là tốt nhất, đặc biệt với các ga Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội và Huế.

Trong khi đó, viện dẫn các khó khăn trong năm nay liên quan đến giá xăng, tỷ giá… , các hãng hàng không cũng mong muốn các bên cùng hợp tác để cất cánh. Ông Trương Thành Vũ,  Phó TGĐ Air Mekong, phát biểu, việc tìm hướg đi mới là rất cần thiết, không nhất thiết phải là tăng giá.

Đại diện Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), ông Hoàng Thành Quý – Phó trưởng ban Tiếp thị hành khách, cho rằng, thay vì chê trách, hãy làm gì đó để phối hợp cùng nhau làm cho tốt. Lữ hành và hàng không là cùng kinh doanh cộng sinh. Vietnam Airlines cũng có cái khó khi dịp Tết, nhu cầu khách đi lại tăng đột biến nhưng lại lệch đầu, chẳng hạn “29 Tết năm vừa rồi hãng trở 8.000 khách từ TP.HCM ra Hà Nội, thì khi trở vào có tới 5.000 ghế trống”.

Hiện nhu cầu vé dịp Tết tập hợp tại 3 văn phòng Bắc – Trung – Nam cho thấy, tổng số chỗ là 25.000, trải dài từ tháng 12/2011 đến giữa tháng 2/2012. Có cả những chuyến bay 1-2h sáng. Hiện Vietnam Airlines vẫn duy trì các mức giá hấp dẫn cho lữ hành, là giá loại Q., cao hơn giá so với chương trình kích cầu năm 2010 khoảng 20% (được đặt chỗ, xuất vé muộn).

Do vậy, nói như ông Lưu Đức Kế, TGĐ của Hanoitourits, “du lịch chỉ phát triển khi các ngành cùng hợp sức. Do vậy, cần có liên kết vững chắc giữa các công ty du lịch, giữa các công ty du lịch với các đơn vị lưu trú, vận chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí…”.

Theo Vef

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

three + 3 =

To Top