Connect with us

Các chiến lược đặt tên thương hiệu

Chiến lược thương hiệu

Các chiến lược đặt tên thương hiệu

Khi khởi nghiệp, bạn luôn bận bịu với hàng núi công việc như tìm mặt bằng, sản xuất sản phẩm, tìm nguồn nhân lực hay cách tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên, có lẽ một quyết định quan trọng nhất mà bạn cần dành thời gian là phải đặt ra một tên thương hiệu phù hợp, dễ nhớ và gây thiện cảm với khách hàng tiềm năng.

Không như việc tìm mặt bằng hay đưa ra chiến lược tiếp thị, việc đặt tên thương hiệu còn quan trọng hơn nhiều vì tên thương hiệu sẽ tồn tại trong suốt vòng đời doanh nghiệp, mọi nỗ lực tiếp thị hay xây dựng thương hiệu chỉ với mục đích tìm một vị trí cho thương hiệu trong tâm trí mọi người.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn trong việc sáng tạo ra một tên thương hiệu độc đáo, có ý nghĩa và dễ nhớ.

Sử dụng ký tự đầu của chữ

Một số công ty thì thích đặt tên dài dòng, tên mô tả nhằm giúp khách hàng biết lĩnh vực kinh doanh của mình. Việc sử dụng chữ cái đầu tiên của các tên dài dòng này là một kỹ thuật để giúp tên thương hiệu dễ nhớ và thân thiện hơn. Trong hầu hết các trường hợp, khách hàng chính là người đầu tiên khởi xướng việc sử dụng chữ viết tắt của tên thương hiệu với mục tiêu dễ phát âm và dễ nhớ hơn.

Một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng phương pháp này là:

– Ikea Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd (Swedish)

– UPS – United Parcel Service

– MTV – Music Television

 

Sử dụng từ ghép

Ghép từ để đặt tên thương hiệu thường được sử dụng khi tên thương hiệu bao gồm nhiều hơn một chữ với mục tiêu tạo thành một tên gọi hoàn toàn mới. Thông thường, tên ghép sẽ tạo tạo nên 2 ý nghĩa khác nhau hoặc tạo nên một ý nghĩa hoàn toàn mới.

Ví dụ điển hình của trường hợp này là: FedEx, PayPal, Coca-Cola, Microsoft

 

Sử dụng phương pháp mô tả

Tên thương hiệu theo cách mô tả sẽ giúp truyền thông hiệu quả lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên có một hạn chế là nhiều khi khách hàng nghe tên này rồi lại đi tìm các thương hiệu cạnh tranh trong trong ngành. Ngoài ra, việc đăng ký sở hữu tên thương hiệu cũng gặp khó khăn vì những tên gọi chung chung này.

Một vài ví dụ về tên thương hiệu trong trường hợp này là Pizza Hut, Dwell, Architectural Digest

 

Sáng tạo tên gọi hoàn toàn mới

Tạo ra một tên gọi hoàn toàn mới không đụng hàng cũng là một lựa chọn hay. Trong khi tên mô tả thường trùng lắp với đối thủ cạnh tranh và khó đăng ký sở hữu thương hiệu thì sáng tạo tên gọi hoàn toàn mới sẽ khắc phục được những điểm hạn chế này. Tuy nhiên, một hạn chế là các tên này sẽ khó nhớ hơn vì vậy bạn cần phải đầu tư một ngân sách tiếp thị kha khá để quảng bá thương hiệu.

Các ví dụ điển hình là Google, Yahoo và Pepsi

 

Sử dụng phương pháp ẩn dụ

Khá nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp này. Tên gọi được hình thành thông qua các câu chuyện về định hướng, viễn cảnh, triết lý kinh doanh… và doanh nghiệp muốn ẩn chứa những điều này trong tên gọi của thương hiệu.

Hầu hết các câu truyện được diễn tả bằng những từ ngữ biểu cảm hoặc một cách diễn đạt nào khác với mục đích giúp khách hàng cảm nhận được sự khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.

Một vài ví dụ là trường hợp của Starbucks, Orange, Apple…

 

Sử dụng tên của người sáng lập

Phương pháp này cũng được sử dụng rất nhiều vì dễ dàng đăng ký sở hữu thương hiệu. Tương tự như phương pháp sáng tạo tên thương hiệu hoàn toàn mới, tên thương hiệu này thường khó nhớ và cần một ngân sách tiếp thị nhiều hơn để tạo sự nhận biết từ khách hàng.

Các ví dụ tiêu biểu là Adidas, Johnson & Johnson, JPMorgan, Charles Schwab

Bạn sử dụng phương pháp nào trên đây để đặt tên thương hiệu? Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy lĩnh vực và chiến lược kinh doanh, bạn sẽ chọn được một phương án phù hợp nhất với hoàn cảnh của doanh nghiệp mình.

DNA Branding – www.dna.com.vn

Tham khảo bài viết của Brian Hoff

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

three × two =

To Top