Connect with us

Bí mật thành công của thương hiệu Apple

Tình huống thương hiệu

Bí mật thành công của thương hiệu Apple

Từ một công ty không có mấy tên tuổi cách đây 28 năm, giờ đây Apple đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng được cả thấy giới công nghệ biết đến và vô cùng ngưỡng mộ bởi chiến lược kinh doanh tài tình, sự phá cách trong thiết kế, và luôn mang đến những sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng.

Năm 2008, Apple được tạp chí Fortune tôn vinh là công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ với doanh thu hàng năm đạt trên 32 tỉ USD. Các sản phẩm “bom tấn” của Apple như Mac, iPod, iPhone… được cả thế giới công nghệ tôn vinh và thán phục vì tài thiết kế.  Vậy đâu là yếu tố dẫn tới sự thành công của Apple ngày nay? Sự lớn mạnh của Quả táo phần lớn là nhờ vào “linh hồn” của hãng này 

Đi sâu vào tìm hiểu Apple, chúng ta sẽ rút ra những bài học hữu ích cho các doanh nghiệp muốn vươn lên trên thương trường hiện nay. Hiểu được cách thức suy nghĩ của Apple khi thiết kế sản phẩm sẽ giúp chúng ta thấy được định hướng và hình hài các sản phẩm mà hãng này sẽ tung ra trong thời gian tới đây.

Tầm nhìn chiến lược

Trong gần 30 năm qua kể từ khi thành lập công ty cho tới nay, Apple đã trải qua 5 đời CEO, bắt đầu là  Steve Jobs và kết thúc cũng là Steve Jobs kể từ khi ông quay lại nắm quyền vào năm 1997. Mỗi thời CEO đều có suy tính, tầm nhìn và mục tiêu khác nhau nhưng tựu chung đều muốn đưa Apple trở thành một đế chế hùng mạnh trong ngành công nghệ.

Như đã nói, mỗi thời tầm nhìn của Apple lại khác nhau, tùy thuộc vào từng vị CEO. Tuy nhiên, kể từ sự trở về của Steve Jobs, Apple luôn phát triển bền vững với các mục tiêu rõ ràng, rành mạch, và nếu nghiên cứu sâu về Apple thì bạn hoàn toàn có thể nắm bắt và dự báo trước được xu hướng này. Trong phần bài viết này sẽ đề cập tới các nguyên tắc cơ bản, hướng tiếp cận của Google trong lĩnh vực kỹ thuật số, hay nói cách khác đó chính là tầm nhìn của Google về thế giới xung quanh.

Trong ngày đầu tiên Steve Jobs quay trở lại Apple với cương vị CEO, ông từng nói rằng hãng cần phải thay đổi cách thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng trọng điểm, đồng thời phải chú trọng tới cả các thiết kế công nghiệp. Hai năm sau, Jobs đã giới thiệu mẫu máy tính iMac nổi đình nổi đám, và thiết kế công nghiệp của chiếc PC này vẫn được xem là chuẩn thiết kế các sản phẩm tương tự của Apple ngày nay.

Apple

apple-logo– Thành lập: 1/4/1976
– Sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne
– Trụ sở: Cupertino, California, Mỹ
– Ban lãnh đạo: Steve Jobs (CEO, Chủ tịch và Đồng sáng lập), Tim Cook (Giám đốc hoạt động kiêm CEO), Peter Oppenheimer (Giám đốc tài chính)…
– Lĩnh vực hoạt động: Phần cứng máy tính; phần mềm; thiết bị điện tử tiêu dùng. 
– Các sản phẩm chủ chốt: Mac (Pro, Mini, iMac, MacBook, Air, Pro – Xserve) iPhone, iPod (Shuffle, Nano, Classic, Touch) Apple TV, Cinema Display, AirPort, Time Capsule Mac OS X (Server – iPhone OS), iLife, và iWork.
– Các dịch vụ: Cửa hàng bán lẻ, trực tuyến, iTunes, App, MobileMe.
– Doanh thu: 32,48 tỉ USD (năm 2008)
– Nhân viên: 35.000 người (tính tới quý 1 năm 2009)
– Website: www.apple.com

Sự thay đổi về tầm nhìn của Apple còn được phản ánh qua các logo của hãng này. Tính cho tới nay, Apple đã thay đổi logo đến … 5 lần và mỗi lần đều lấy cảm ứng từ những sản phẩm thiết kế trọng tâm. Logo đầu tiên của Apple mô phỏng quá táo trong câu chuyện của Isaac Newton. Logo thứ hai là hình quả táo cắn dở màu cầu vồng, được sử dụng từ năm 1976 – 2002. Logo thứ ba vẫn là hình quả táo cắn dở màu đen được sử dụng từ cuối năm 1970 cho tới nay (với các phiên bản màu sắc khác nhau). Logo thứ tư được thiết kế cách điệu hơn, sử dụng từ năm 2001 tới 2007. Và logo cuối cùng có thiết kế bóng bảy hơn, được sử dụng từ năm 2007 tới nay.

Trung tâm cuộc sống số

Phát biểu tại Hội nghị Mac World tháng giêng năm 2001, Jobs khẳng định rằng ông muốn Mac trở thành trung tâm của cuộc sống số. Quan điểm này cũng phản ánh chiến lược của Apple ngày nay và trong cả tương lai sắp tới.

Jobs và công ty có một vị trí rất quan trọng trên thị trường, kiểm soát gần như tất cả phần cứng, phần mềm và dịch vụ sinh thái. Phần cứng máy tính là trọng tâm trong chiến lược của Apple, tuy nhiên giờ đây các dịch vụ của Apple có thể truy xuất trên PC (chứ không riêng gì máy Mac) nên khái niệm “cuộc số sống” sẽ mở rộng ra khỏi phạm vi máy Mac. Vấn đề còn lại giờ đây chỉ còn thiết kế công nghiệp cải tiến và trải nghiệm dễ sử dụng của máy Mac trong trung tâm cuộc sống số.

Vậy những yếu tố này sẽ được áp dụng như thế nào trong các sản phẩm của Apple? Hãy thử tưởng tượng Mac là trung tâm của gia đình số, và được thiết kế kết nối với TV, smartphone, máy nghe nhạc MP3, máy ảnh số, máy quay số, và bất cứ sản phẩm số nào khác. Khi Jobs đưa ra tầm nhìn này, ông không  đề cập nhiều tới yếu tố thị trường mà chỉ đặt ra các nền tảng phát triển sản phẩm, và thực tế những sản phẩm của ông đều mang tính chiến thuật và có phương pháp tiếp cận hoàn hảo. iPhoto và iMovie được coi như 2 ứng dụng quan trọng đầu tiên trong chiến lược cuộc sống số của Apple. Cuối năm 2001, phần mềm của Apple đã được hoàn thiện thêm một bước để quản lý cuộc sống số của người dùng, chẳng hạn như các công cụ quản lý ảnh, xây dựng phim, mua sắm và quản lý nhạc, thậm chí là cả phần mềm phát nhạc.

Thành công nối tiếp thành công

ipod-apple-brandĐến năm 2007, Apple lại tiếp tục gây tiếng vang lớn khi lần đầu tiên nhảy vào lĩnh vực điện thoại di động mà đã thành công với mẫu iPhone “bom tấn”. Một lần nữa kịch bản thành công của Apple lại lặp lại, và chiếc iPhone cũng chỉ là một thiết bị khác để nâng cao trải nghiệm Mac trong hệ thống sinh thái số của Apple. Nếu Mac là trung tâm thì iPhone (cũng như iPod) là các vệ tinh lịch lãm được thiết kế tương tác đồng bộ với hệ thống Mac, và giúp lôi kéo người dùng đến với thế giới Apple.

MacBook Air cũng là một câu chuyện thành công khác của Apple. Chiếc laptop siêu mỏng siêu nhẹ này đang được coi là chuẩn thiết kế cho các hãng sản xuất laptop noi theo. Mặc dù tới đã có nhiều chiếc laptop dập khuôn theo kiểu MacBook Air nhưng sản phẩm này vẫn được coi là nguồn cội của cảm hứng thiết kế lấy yếu tố “siêu di động” làm trọng tâm.

Điểm đáng chú ý tiếp theo chính là nỗ lực nâng cao trải nghiệm sử dụng máy Mac của người dùng. Để làm được điều này, Apple đã tạo ra nhiều dịch vụ chạy trên nhiều nền tảng điện toán khác nhau. Ở trung tâm của nền tảng này là iTunes, giúp cung cấp nội dung số cho iPhone và iPod. Với iTunes, Apple có thể tạo ra các sản phẩm vệ tinh mới để kết nối với dịch vụ này. Trong số đó quan trọng nhất có lẽ là MobileMe, một dạng dịch vụ “đám mây” có khả năng sao lưu và chia sẻ nội dung trên cùng nền tảng. Apple muốn trở thành nhà cung cấp chính các dịch vụ để các thành viên và gia đình truy cập vào nội dung số của họ trên máy Mac, PC hoặc từ “đám mây”.

Là hãng đầu tiên tung ra dạng cửa hàng ứng dụng trực tuyến – App Store nên Apple đã thu được rất nhiều kinh nghiệm, và quan trọng hơn là hãng này đã kinh doanh rất thành công. Dự kiến tới cuối năm nay, Apple sẽ thu được 1 tỷ USD hoặc hơn từ tiền bán phần mềm trên kho ứng dụng trực tuyến App Store. Năm 2008, Apple thu được 203 triệu USD từ App Store; và chỉ riêng 30 ngày đầu tiên ra mắt 30 triệu USD đã đổ vào kho dịch vụ này.

Tuy gốc gác là một công ty phần cứng nhưng lĩnh vực ăn nên làm ra nhất hiện nay của Apple lại là phần mềm và dịch vụ. Với mục tiêu biến Mac trở thành trung tâm của chiến lược tổng thể, Apple đã tạo ra và thiết kế các sản phẩm và dịch vụ để mở rộng trải nghiệm tới người dùng mới và dịch vụ mới.

 

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 × 2 =

To Top