Connect with us

“Siết” doanh nghiệp làm ăn kiểu “lướt ván” ở Việt Nam

Tin trong nước

“Siết” doanh nghiệp làm ăn kiểu “lướt ván” ở Việt Nam

Nhằm ngăn ngừa những tác hại của việc gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa sẽ gây mất uy tín đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khiến các nước nhập khẩu sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, kìm hãm nhập khẩu hàng có xuất xứ Việt Nam.

Mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường chống gian lận thương mại qua C/O.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng trên địa bàn báo cáo kết quả rà soát các dự án có mục tiêu sản xuất kinh doanh các mặt hàng đang nằm trong danh sách điều tra theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt lưu ý những doanh nghiệp đầu tư vào các mặt hàng: giày dép, may mặc, thủy sản, nến…Xác định rõ doanh nghiệp sản xuất thực sự tại Việt Nam; doanh nghiệp thực tế không thực hiện sản xuất tại Việt Nam mà chỉ tiến hành nhập khẩu, sau đó tái xuất mà không có công đoạn sản xuất; hoặc những doanh nghiệp chỉ thực hiện các công đoạn gia công sản xuất đơn giản đối với mặt hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Những công đoạn gia công đơn giản có thể bao gồm: dán nhãn mác; tách chia, gộp lô hàng; thay đổi bao bì, nhãn mác; đóng bao bì; thay đổi kích cơ bao bì, lô hàng…Trong trường hợp cần thiết, các đơn vị chức năng có thể đề nghị kiểm tra thực tế doanh nghiệp không thuộc diện không thực hiện sản xuất tại Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đầu mối cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phối hợp cung cấp thông tin kịp thời đối với các trường hợp nghi ngờ doanh nghiệp và dự án không thực sự sản xuất tại Việt Nam.

Qua điều tra của các cơ quan chức năng được biết đang tồn tại kiểu làm ăn: hàng hóa được vận chuyển từ nước thứ ba sang Việt Nam, sau đó dán nhãn sản xuất tại Việt Nam hoặc thực hiện những hành vi gia công đơn giản tại Việt Nam để xin được C/O của Việt Nam sau đó tiếp tục xuất khẩu sang một nước khác. Hành động này nhằm mục đích tránh thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ được áp dụng bởi nước nhập khẩu đối với hàng hóa của nước xuất khẩu ban đầu.

Theo DĐDN

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

eighteen − 6 =

To Top