Connect with us

Chiến lược Apple – khi người dùng được thể hiện bản thân

Chiến lược thương hiệu

Chiến lược Apple – khi người dùng được thể hiện bản thân

Bằng cách dồn nội lực vào lý tưởng thương hiệu – cho phép người dùng thể hiện bản thân – Apple đã tạo nên một thị trường riêng cho chính mình.

Trên thực tế, Jobs cũng chỉ là một trong số những tên tuổi trong thị trường quá hàng công nghệ quá đông đúc và đầy cạnh tranh, nhưng ông chiếm thế độc quyền trên thị trường cho khả năng “tự thể hiện bản thân”. Và đây chính là khởi nguồn đích thực cho ưu thế cạnh tranh vững vàng của Apple. Và ta có thể tiên đoán rằng những công ty hàng đầu trong tương lai sẽ là những công ty phục vụ cho một lý tưởng nhân loại nào đó, như Apple.

Thị trường “người dùng được thể hiện bản thân”

Năm 1996 (và thậm chí ngay cả ngày nay), thị trường cho hàng công nghệ tiêu dùng luôn tràn ngập đối thủ cạnh tranh. Nếu Apple đi theo cách tiếp cận truyền thống, mọi nỗ lực của hãng sẽ sớm bị nhấn chìm bởi những tên tuổi lâu đời, lừng lẫy hơn như Microsoft hay Sony. Nhưng khi tập trung khát vọng thể hiện cá tính – điều mà mọi cá nhân đều hướng đến, Jobs đã vượt ra khỏi ranh giới của thị trường hàng công nghệ vốn đã bão hòa và khai phá một mảnh đất màu mỡ hoàn toàn mới – một thị trường tập trung vào lý tưởng hoàn thành ý nguyện nguyên sơ nhất của con người – thể hiện bản thân.

Công cụ giúp Jobs thể hiện lý tưởng này có thể là thứ nhiều người gọi là “đồ chơi công nghệ” nhưng những gì ông mang lại cho thế giới chính là một cách khám phá mới lạ để hiểu về bản thân, về cuộc sống và cách chúng ta tương tác với nhau qua công nghệ. Chẳng hạn, bước đột phá của Apple với iTunes cho phép người dùng tạo ra dấu ấn âm nhạc của riêng mình. Cũng như cấu trúc DNA, bạn sẽ không tìm được hai người có thư viện nhạc giống nhau. Tương tự, cửa hàng Apple không phải là chuỗi bán lẻ thông thường, mà là môi trường trải nghiệm để người dùng có thể mặc sức sáng tạo và thể hiện chính mình.

Bằng cách đặt câu hỏi “tại sao” vào trọng tâm của mỗi sản phẩm của Apple, Jobs đã né được việc phải bó buộc mình vào một ngành sản phẩm nhất định. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể dễ dàng hình dung được một chiếc xe hơi hay máy rửa chén hiệu Apple sẽ trông như thế nào.

Jobs biết rằng, trong một thế giới quá thừa thãi về vật chất, con người vẫn cần một nền tảng để thể hiện sáng tạo. Vì thế, trong canh bạc quan trọng này, Jobs không đặt cược vào sự phổ biến của máy tính hay máy nghe nhạc MP3, trái lại, ông đã nhắm vào đúng khát vọng thể hiện cá tính của chúng ta.

Khi khả năng thể hiện bản thân trở thành mặt hàng kinh doanh chính, và sản phẩm chỉ là công cụ đi kèm, Apple đã lôi kéo được một cộng đồng đông đảo những tín đồ trung thành, nhiệt tình. Bằng cách hướng đến lý tưởng, doanh nghiệp có thể thành công khi kết nối khách hàng với chính mình, với nhau và với cả thế giới.

Apple đã thực sự kết nối con người với các sản phẩm điện thoại và laptop, nhưng thành công của thương hiệu và công ty đã bắt nguồn từ chính lý tưởng tạo nên một sự gắn kết cao hơn vì mục đích chung. Như nhà nghiên cứu xã hội Tiến sĩ Brené Brown chứng tỏ – tại mức độ sâu nhất trong hệ sinh học thần kinh của con người – sự kết nối dẫn đến hạnh phúc (và cả lợi nhuận, như bằng chứng của Apple.)

Ta có thể đánh giá chiến lược phi-sách-vở của Apple bằng những công cụ kinh doanh quen thuộc như mô hình Five Forces quen thuộc của Porter – bao gồm những yếu tố được cho là tác động đến bất cứ ngành nào: Cạnh tranh, Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế, Quyền lực của người mua, Quyền lực của nhà cung cấp, và Rào cản gia nhập. Các công ty hoạt động trong một thị trường vô hình, có trật tự cao hơn như Apple sẽ được bảo vệ vững chắc hơn những công ty bị gắn chặt với một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm nhất định. Dù hàng công nghệ có vô số bước lặp, lý tưởng là duy nhất và thuần túy, do đó, cạnh tranh trong thị trường vô hình này gần như là điều bất khả.

DNA Branding – www.dna.com.vn

Tham khảo bài viết của Mario Simon

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 × 1 =

To Top