Connect with us

Màu xanh của sự sống

Bài viết nghiên cứu

Màu xanh của sự sống

Tại sao cam kết môi trường có thể giúp thương hiệu ngành y tế vững mạnh? “Sức khỏe không đơn giản là phòng bịnh và chữa bịnh; nó còn làm tạo nên và duy trì một cuộc sống tốt đẹp hơn”.   

Màu xanh của cuộc sống: 

Cách mà chúng ta sống, làm việc và tương tác với thế giới xung quanh đang thay đổi mạnh mẽ. Mọi người nay đã chú trọng nhiều hơn vào giá trị và ý nghĩa của những hành động hàng ngày của mình và ảnh hưởng mà nó đem lại cho mọi người xung quanh và cả thế giới nữa. Thật vậy, khái niệm bền vững đã trở nên phổ biến sau hai thập niên. Ban đầu, nó chỉ được quan tâm bởi t các nhóm hoạt động môi trường và bây giờ, nó đã trở thành câu nói cửa miệng của mọi người và đương nhiên là các doanh nghiệp biết rõ khách hàng của mình sẽ bị ảnh hưởng ra sao bởi điều này. Khi mọi người gia tăng nhận thức về một cuộc sống thân thiện với môi trường hơn, doanh nghiệp cũng phải đi theo hướng cung cấp những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu này. 

Trong ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhận thức về mối liên hệ giữa sức khoẻ bản thân và lợi ích của cộng đồng cũng đã đuợc nâng cao rất nhiều trong nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ y tế. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong nhận thức và hoạt động kinh doanh của các tổ chức y tế. 

Sức khỏe không đơn giản chỉ là phòng bịnh và chữa bịnh cho bản thân mà nó còn có ý nghĩa là đóng góp cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Theo đó, ta có thể thấy có sự liên hệ giữa mối quan tâm dành cho sức khỏe cá nhân và mối quan tâm xây dựng một môi trường sống; cả hai đều hướng đến bảo vệ con người và tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nghiên cứu những ảnh hưởng của Phong trào Xanh này đến ngành dịch vụ y tế.

Một tư duy mới về sức khỏe

Càng ngày người ta càng quan tâm tới chất lượng cuộc sống, từ phương diện cá nhân, môi trường và cả doanh nghiệp. Càng suy xét về lợi ích cộng đồng, ta lại càng thấy yêu cầu bức thiết của mỗi cá nhân đối với lợi ích chung. Từ những chiếc xe chúng ta sử dụng, thức ăn được tiêu dùng, khách hàng càng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng và nhu cầu bảo vệ bản thân và cộng đồng. 

Tâm lý đó đã dẫn đến sự thay đổi trong cách nghĩ về sức khỏe. Sức khỏe không còn giới hạn ở việc không có bịnh tật, mà còn gắn liền với sự bền vững của môi trường sống xung quanh. Sức khoẻ bây giờ đã trở thành một khái niệm vĩ mô thay vì một khái niệm của từng cá nhân cụ thể. 

Theo đó, khái niệm bền vững cũng có nghĩa rộng hơn là về bảo vệ môi trường. Cá nhân và các tổ chức phải được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn, để thấy được rằng hành động của họ sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng như thế nào và yêu cầu trách nhiệm hơn trong hoạt động của mình. Chúng ta thấy khát vọng về sức khoẻ có mối liên hệ  chặt chẽ với sự bền vững của môi trường: bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống; bảo vệ trái đất là chính là bảo vệ chính bản thân mình. 

Một tư duy mới đã được hình thành kèm theo cơ hội thay đổi môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ giờ đây đã liên hệ chặt chẽ với khách hàng theo một phương diện mới. Những doanh nghiệp quan tâm tới lợi ích chung của cộng đồng, có trách nhiệm với môi trường sống của mọi người sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng. 

Giới kinh doanh đã dần nhận ra thực tế này. Các công ty đã quan tâm nhiều hơn tới đóng góp của sản phẩm vào sự tốt đẹp của xã hội nhiều hơn là chỉ bán được sản phẩm. Doanh nghiệp y tế không chỉ cung cấp thuốc mà còn thực hiện trách nhiệm đóng góp làm cho xã hội tốt đẹp hơn. 

Bệnh viện có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của trái đất không?

Tất cả các doanh nghiệp đã nhận thức rằng hành động của họ đều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vậy đối với tổ chức y tế thì sao? Liệu họ có cần phải cân nhắc về tính bền vững trong hoạt động của mình?

Theo khảo sát của chúng tôi, hơn 65% khách hàng cho rằng “quan trọng” và “rất quan trọng” khi các tổ chức y tế thực hiện kinh doanh bền vững với môi trường. Hơn 40% khách hàng cho rằng tổ chức y tế phải có trách nhiệm đạo đức bảo vệ môi trường khỏi các ảnh hưởng xấu từ hoạt động của mình. Kết quả này cho ta thấy khách hàng rất quan trọng chuyện các tổ chức y tế tham gia bảo vệ môi trường. 

Ngay cả những tổ chức y tế cũng thực hiện khảo sát. Trong số các tổ chức y tế được khảo sát, 77% cho rằng “quan trọng” và “rất quan trọng” đối với tổ chức y tế thực hiện kinh doanh bền vững. Họ không chỉ nhận thức rằng phải xử lý chất thải đầy đủ, mà bền vững còn có nghĩa là tất cả mọi người trong tổ chức , từ nhân viên đến bệnh nhân, đều có ý thức bảo vệ môi trường. Ngoài ra, 75% tổ chức y tế nhận thức rõ về trách nhiệm thực hiện kinh doanh bền vững cho rằng chăm sóc sức khoẻ nhân viên là một cách để thực hiện điều này. Điều này cho ta thấy thực hiện kinh doanh bền vững cần sự tham gia của nhiều người và theo nhiều cách khác nhau, vừa để bảo vệ sức khoẻ con người , vừa đề bảo vệ môi trường. 

Tổ chức y tế và khách hàng đồng ý với nhau nhiều nhất tại 5 điểm chính: 

Trong thực tế, có rất nhiều trở ngại đối với doanh nghiệp, đặc biệt là tổ chức y tế, muốn thực hiện kinh doanh bền vững vì trong ngành này, sự an toàn của bệnh nhân, sự hài lòng và kết quả điều trị là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang khắc phục từng phần các trở ngại này để thực hiện kinh doanh bền vững: 68% thực hiện 6 đến 12 công việc trong bảng khảo sát, 27% thực hiện từ 7 công việc trở lên. Các doanh nghiệp đại diện trong khảo sát của chúng tôi cho thấy họ không chỉ cam kết bằng lời mà còn thực hiện cam kết của mình trong thực tế. Để chương trình được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, kinh doanh bền vững phải được xem là một nhiệm vụ của doanh nghiệp hơn là một điều khuyến khích. 

Thực hiện cam kết kinh doanh bền vững

Theo các doanh nghiệp chúng tôi khảo sát, việc thực hiện cam kết kinh doanh bền vững cần sự quyết tâm mạnh mẽ của cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ ra rằng, có rất nhiều lợi ích từ góc độ kinh doanh cho việc thực hiện kinh doanh bền vững xuất phát từ việc gia tăng hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất.

Ngoài lý do tài chính, nỗ lực của các nhà quản lý còn cho thấy một sự cam kết sâu sắc với khách hàng ở mọi cấp độ hoạt động. Cách làm mới này không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện được cam kết của mình mà còn tạo ra trải nghiệm sâu sắc hơn cho khách hàng và nâng cao sự trung thành thương hiệu. Thực tế, có 40% khách hàng cho rằng cam kết bảo vệ môi trường của tổ chức y tế ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của họ. Đây chính là cơ hội để thiết lập và củng cố sợi dây liên hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Dĩ nhiên là sự hài lòng và trải nghiệm của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu của tổ chức y tế. 76% trong số họ cho rằng trải nghiệm của khách hàng là “rất quan trọng”, hơn cả sáng tạo, nghiên cứu, hoạt động cộng đồng và cả bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu ta suy xét kỹ lại thì sự thật là trải nghiệm của khách hàng còn bao gồm cả mối quan tâm về lợi ích của những người xung quanh và cả môi trường chứ không chỉ riêng bản thân họ. Chúng tôi tin rằng cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng và cam kết bảo vệ môi trường là hai nhân tố không thể tách rời để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức y tế. 

Vì cam kết môi trường là một trọng tâm trong hoạt động của tổ chức y tế, cam kết này phải được thực hiện nhất quán từ cấp lãnh đạo. Trong khảo sát của chúng tôi, khi được hỏi rằng người nào nên đóng vai trò tích cực nhất trong việc thực hiện cam kết môi trường thì đa số câu trả lời cho rằng phải bắt đầu từ cấp lãnh đạo cao nhất chứ không phải là từ cấp quản lý. Việc thực hiện cam kết môi trường phải là một quyết định mang tính chiến lược cho toàn doanh nghiệp về lâu dài chứ không phải là quyết định điều hành thông thường. 

Tạo thêm ý nghĩa

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tổ chức y tế có thể kết nối với khách hàng theo một chiều mới khi họ thực hiện cam kết môi trường. Tuy nhiên, để thực hiện điều này thì tổ chức phải thực hiện nhiều bước để đưa cam kết môi trường vào trong DNA của mình. 

Thương hiệu của một tổ chức y tế không đơn thuần là một cái tên mà đó là một lời cam kết chăm sóc khách hàng. Nó bao hàm tất cả các nhiệm vụ, tầm nhìn và quan điểm về giá trị của doanh nghiệp. Cam kết môi trường này sẽ ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ cuả khách hàng và phải được đưa vào trong thương hiệu, là một điểm nhận diện thương hiệu, và phải được thực hiện tại mọi điểm tương tác khách hàng. 

Kết nối quan điểm mới trên đây với thương hiệu không phải là một công việc dễ dàng. Chúng ta buộc phải đánh giá lại vị trí thương hiệu không chỉ so với môi trường kinh doanh xung quanh mà còn từ trong nội bộ doanh nghiệp. Thương hiệu là một công cụ để chuyển tải một cách rõ ràng và mạnh mẽ thông điệp này đến khách hàng và cả nhân viên. 

Trong môi trường kinh doanh càng ngày càng phức tạp như hiện nay, tổ chức y tế cam kết bảo vệ môi trường sẽ tạo ra một ý nghĩa mới cho bản thân. Kết nối giữa ý thức bảo vệ môi trường của khách hàng và khả năng bảo vệ sức khoẻ nói chung của tổ chức y tế là một chiến lược vững chắc và phải được thực hiện triệt để. Dù tổ chức y tế thực hiện được tất cả hay chỉ một số điểm trên, kết quả vẫn sẽ là mọi người cùng thắng.

Nguồn: brandchannel 

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hồng Ân


Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 × three =

To Top