Connect with us

Hitachi: Thay đổi hay là chết

Tình huống thương hiệu

Hitachi: Thay đổi hay là chết

Sau 3 năm thua lỗ kỷ lục, tương lai của hãng điện tử có bề dày hàng trăm năm lịch sử mờ mịt nếu không có những quyết định.

Đầu tiên,đã ngừng sản xuất TV – một sản phẩm truyền thống lâu đời của hãng nhưng lại là nguyên nhân chính gây thua lỗ, tiếp đến đóng cửa các bộ phận sản xuất màn hình tinh thể lỏng và ổ cứng nhằm tiết kiệm chi phí mỗi năm 450 tỷ yên, tương đương 5,7 tỷ USD. Các quyết định của một thương hiệu hơn trăm năm tuổi này đã gây sốc cho ngành công nghiệp điện tử thế giới.

Với việc thuê ngoài sản xuất TV giúp Hitachi thoát khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ Hàn Quốc cũng như tình trạng lao dốc của giá TV đang khiến hàng loạt tên tuổi lớn của Nhật Bản như Panasonic, Sony và Sharp đối mặt với những khoản thua lỗ ngày càng lớn. Chuyển bại thành thắng, Hitachi trong năm rồi có lợi nhuận 3,43 tỷ USD.

Quá trình dịch chuyển khỏi ngành hàng điện tử tiêu dùng của Hitachi bắt đầu vào năm 2007, thời điểm mà hãng này ngừng sản xuất máy tính cá nhân. Hiện Hitachi tập trung đầu tư vào những lĩnh vực mới như công nghệ điện toán đám mây và thành phố thông minh.

Theo xu hướng này, Hitachi đưa ra khẩu hiệu mới là “Tạo cảm hứng tương lai” (Inspire the Next), ngụ ý rằng Hitachi sẽ trở thành một luồng sinh khí mới được thế hệ kế tiếp đón nhận, không ngừng thay đổi thông qua những sáng kiến thường xuyên khi chuyển sang phục vụ xã hội trong tương lai.

Chính vì thế, Hitachi đang xây dựng hình ảnh gắn với những viễn kiến và tương lai sau này. Ngoài chương trình Sáng kiến Tài năng lãnh đạo trẻ Hitachi, Hitachi mới phát động một chiến dịch thương hiệu được tập trung vào giới thiệu các sáng kiến cho 17 quốc gia và khu vực mang tên “Xã hội sáng tạo – Đó là tương lai của chúng tôi”.

Chương trình này đưa ra tầm nhìn về những khó khăn mà thế giới đang phải đối mặt như bùng nổ dân số, nước sạch, năng lượng, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng… Hitachi đang hy vọng thương hiệu của mình sẽ gắn liền với sự đổi mới trong các lĩnh vực này hoặc ít nhất là nhắc nhớ được người tiêu dùng khi họ cần phải chi tiêu tiền bạc về các vấn đề như vậy.

Hitachi được thành lập vào năm 1910, khi đó nó mới chỉ là một cửa hàng sửa chữa đồ điện. Trong suốt quá trình hoạt động của mình Hitachi luôn luôn hành động theo đúng triết lý của tập đoàn, đó là góp phần phát triển xã hội thông qua công nghệ. Từ đó cho đến nay, thế giới và xã hội đã và đang thay đổi rất nhiều, nhưng chúng tôi chưa bao giờ đánh mất tinh thần tiên phong của mình, dựa trên những nguyên tắc hòa hợp và trung thực.

“Hòa hợp”: Hitachi có được những bước tiến mạnh mẽ và nhanh chóng nhờ vào những cuộc đối thoại cởi mở và toàn diện; và một khi chúng tôi đã quyết định đặt ra một mục tiêu, chúng tôi sẽ hướng đến mục tiêu đó như một thực thể thống nhất. Nguyên tắc này có tầm quan trọng kép vì nó thể hiện sự hòa hợp không chỉ trong nội bộ công ty và giữa các công ty trực thuộc Tập đoàn Hitachi mà còn giữa Tập đoàn Hitachi với xã hội bên ngoài.

“Trung thực”: Là một công dân của cộng đồng toàn cầu, tất cả thành viên của tập đoàn Hitachi luôn luôn nỗ lực hết mình để hành động một cách trung thực và chính trực. Lợi nhuận hoặc thua lỗ trước mắt không phản ảnh được những hành động của chúng tôi; chúng tôi chỉ thực hiện những quyết định của mình dựa trên quan điểm đạo đức.

“Tinh thần Tiên phong”: Để vượt qua được những thử thách cơ bản khi đối diện với cộng đồng thế giới, Hitachi luôn nỗ lực làm việc hết mình để đáp ứng nhanh và tiên phong những kỳ vọng của xã hội và quý khách hàng thông qua những sáng kiến cách tân không ngừng

Giáo sư Atsushi Osanai thuộc Đại học Waseda cho rằng, Hitachi có thể được xem như một bài học điển hình cho các công ty khác ở Nhật Bản trong việc đánh giá cần phải làm gì đối với các mảng kinh doanh gây thua lỗ. Bởi vì, theo truyền thống, nhiều công ty Nhật có xu hướng duy trì kinh doanh cho dù không đạt được lợi nhuận.

Theo VietQ

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

7 + 8 =

To Top