Connect with us

Giá trị vô hình của thương hiệu

DNA Viết

Giá trị vô hình của thương hiệu

Các doanh nghiệp sẽ đo lường sự thành công của tiếp thị bằng tiêu chí nào? Ở lĩnh vực kinh doanh thì hầu như mọi doanh nghiệp đều đo lường qua các chỉ số tài chính như doanh số, lợi nhuận hay thông qua chỉ số thị trường là thị phần.

Với các doanh nghiệp phi lợi nhuận thì sự thành công sẽ thể hiện ở số lượng mạnh thường quân tham gia vào các sự kiện quyên góp hay là số lượng tiền quyên góp được. Trong khi các chỉ số đo lường này thì rất dễ hiểu và định lượng được, tuy nhiên còn một yếu tố vô hình được cho là có vai trò vô cùng quan trọng mà không thể định lượng được đó chính là giá trị thương hiệu.

Giá trị của thương hiệu sẽ được tính dựa trên kết nối giữa lợi thế về tài chính – vị thế kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp. Trong khi, độ lớn của giá trị thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào cách mà doanh nghiệp vận hành kinh doanh, tuy nhiên riêng phần tên của doanh nghiệp cũng có một giá trị vô cùng lớn.

Hãy lấy thương hiệu Google làm một ví dụ. Google là bộ máy tìm kiếm số 1 thế giới và được định giá thương hiệu là 55 tỉ đô la. Giá trị thương hiệu này được tính toán dựa trên cả mô hình kinh doanh và giá trị của tên Google. Giả sử rằng một ngày nào đó Google không còn hoạt động nữa, các tài sản sẽ bán hết và tên thương hiệu Google sẽ bán đi, bạn ước lượng xem giá trị của tên này là bao nhiêu? Giá trị có thể lên tới hàng tỷ đô la.

Một câu hỏi được đặt ra là làm sao một thương hiệu lại có giá trị vô cùng lớn như vậy? Câu trả lời chính là những giá trị vô hình mà thương hiệu đó đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp. Các giá trị chính bao gồm:

Thương hiệu mạnh tạo cảm giác an toàn cho khách hàng

Khách hàng thường cảm giác yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm của thương hiệu lớn có truyền thống lâu đời. Họ mua sản phẩm, trung thành với thượng hiệu và giới thiệu bạn bè để sử dụng. Với một thương hiệu mạnh thì khi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm hay mở rộng thương hiệu sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp cạnh tranh vì công tác quảng bá tạo dựng nhận biết cho thương hiệu đã được thực hiện.

Thương hiệu mạnh sẽ thúc đẩy độ nhận biết và mức độ tin dùng của sản phẩm mới

Khi doanh nghiệp phát triển một sản phẩm mới trong một lĩnh vực tương tự, việc sử dụng đòn bẩy của thương hiệu sẽ tạo độ nhận biết và niềm tin tưởng cho khách hàng tiềm năng.

Thương hiệu mạnh giúp cho nhân viên bán hàng hoàn tất các thương vụ kinh doanh dễ dàng hơn.

Khi một khách hàng mới đang băn khoăn lựa chọn giữa 2 bản đề xuất bán hàng của 2 doanh nghiệp. Nếu tất cả mọi yếu tố khác đều tương đương như giá cả, chất lượng sản phẩm thì thương hiệu mạnh sẽ giúp cho khách hàng nghiêng về phía doanh nghiệp bạn, đơn giản chỉ bởi vì họ có thể đặt kỳ vọng vào một thương hiệu uy tín.

Thương hiệu mạnh giúp thu hút nhân tài dễ dàng hơn

Các ứng viên tài năng thường thích chọn các doanh nghiệp tên tuổi đề “đầu quân” vì mọi người đều mong được làm việc và tạo uy tín cho bản thân khi kết nối với một thương hiệu đầu ngành. Chẳng hạn, một nhân viên sẽ rất tự hào khi nói với mọi người là họ đang làm việc cho Google hay Apple… vì đó là những thương hiệu lớn nhất, sản phẩm tốt nhất và quy tụ nhiều tài năng  xuất chúng.

Thương hiệu mạnh giúp công ty bảo toàn được các đầu tư

Thương hiệu mạnh giúp cho công ty được các nhà đầu tư và đối tác ủng hộ trong việc thu hút vốn cũng như phát triển kinh doanh. Vấn đề đơn giản là thương hiệu mạnh tạo cảm giác an toàn bởi vì thương hiệu mạnh không dễ dàng biến mất trên thị trường.

Một thương hiệu mạnh sẽ “che chở” cho doanh nghiệp khi bị khủng hoảng

Thương hiệu mạnh sẽ là chỗ “nương tựa” tốt khi doanh nghiệp xảy ra khủng hoảng. Hãy lấy trường hợp tràn dầu của hãng BP, nếu không nhờ thương hiệu mạnh thì BP khó có thể hồi phục nhanh như vậy.

 

Theo DNA Branding – www.dna.com.vn

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

17 − seven =

To Top