Tin trong nước
Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nhỏ đứng trước nguy cơ đóng cửa
Thông tư 20/2011 của Bộ Công thương bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/6 và đã tạo những chuyển biến trên thị trường ô tô nhập khẩu từ các nguồn không chính thức.Kể từ khi Thông tư 20 của Bộ Công thương có hiệu lực,dù các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không chính hãng chưa đến mức phải đóng cửa, nhưng có khá nhiều diễn biến cho thấy đó là tương lai khôngxa, đặc biệt với những doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên tác động rõ nét nhấtlà sựbiến động mạnh về giá xe nhập khẩu.
Tăng giá vì hết nguồn cung
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không chính hãng, việc đáp ứng đủ yêu cầu nêu trong Thông tư 20/2011/TT-BCT gần nhưlà điều không thể,do các thương hiệu ô tô mà thị trường ưa thích nhất thì đã có nhà nhập khẩu và phân phối chính hãngtại Việt Nam, các thương hiệu còn lạithì hoặcquá mới, hoặc ít ngườiquan tâm. Tuy nhiên, thị trườngô tônhập khẩu không chính hãng hiệnvẫn tiếp tục hoạt động nhờ số xe đã nhập vềtừ trướcngày Thông tư 20 có hiệu lực.
Xe GM Lacetti CDX bản nhập nguyên chiếc trước đây có giá khoảng 29.000 USD thì nay tăng lên 500-1.000 USD tùy trang thiết bị. XeMatiz Groove bản trang bị đầy đủ có giá khoảng 19.000 USD, cao hơn mức giá trước đó khoảng 500 USD.
Các dòng xe hạng trung -cao cấp như Toyota Corolla, Toyota Camry, Nissan Teana nhập khẩu từ Mỹ hoặc Đài Loan cũng tăng giá từ 2.000 – 5.000 USD, tùy showroom. Tăng nhiều nhất là các dòng xe cao cấp nhập từ Mỹ, như Toyota Prado, Lexus… tăng giá tới cả chục nghìn USD. Đơn cử mẫuLexus RX350, trước khi có thông tư 20, giá bán vào khoảng 122.000 USD thì naytăng lên142.000 USD.
Đánh giá về tình hình thị trường nhập khẩu ô tô không chính thức sau ngày 26/6, một số nhà nhập khẩu, kinh doanh ô tô có kinh nghiệm cho biết, thị trường sẽ khan hàng, các công ty chuyên nhập khẩu ô tô mới sẽ phải chuyển sang loại hình kinh doanh khác, hoặc sẽ phải đóng cửa do không đáp ứng được các quy định nhập khẩu mới.
Tuy nhiên, cũng có những nhận định khác. Một nhà nhập khẩu lớn cho biết, Thông tư 20 ra đời sẽ khiến doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không chính thức đứng trước nguy cơđóng cửa, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới nguồn cung xe nhập khẩu, bởi các doanh nghiệp được ủy quyền khác vẫn sẽ nhập, thậm chí nhập nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, sẽ có sự “kiểm soát” về mẫu mã cũng như giá bán theo hướng có lợi cho các nhà phân phối chính thức.
Khi được hỏi về tương lai, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu không chính hãng đều thừa nhận sẽ phải chuyển sang loại hình kinh doanh khác, còn nếu muốn tiếp tục gắn bó với ngành ô tô, họ không có một lựa chọn nào khác ngoài việc trông chờ vào một sự thay đổi về chính sách từ các cơ quan quản lí, điều không phải là hiếm đối với thị trường ô tô Việt Nam.
Những rắc rối nảy sinh
Thông tin từ Tổng cục Hải quan, hiện nay có khoảng vài trămchiếc xechưa được thông quan vẫn đang nằm tại các cảng. Nguyên do là số xe này được đặt muaở nước ngoàitừ trước khi Thông tư 20 có hiệu lực, nhưng không về kịp hạn chót là ngày 26/6/2011. Hiện tại, các doanh nghiệp có xe thuộc diện này đang nóng lòng chờ đợi ý kiến chỉ đạo từ Bộ Công thương và Bộ Tài chính.
Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu, một trong những cảng biển được phép thông quan nhập khẩu ô tô, cho biết một số lô hàng trong tờ khai 33, 34, 35, 36/NKDOC51C01 của một doanh nghiệp được mở tờ khai trước ngày 26/6/2011, theo dự kiến về trước ngày thông tư 20 có hiệu lực, nhưng đến ngày 29/6, những lô hàng này mới cập cảng. Theo đúng quy định, nhưng lô hàng này không được phép thông quan, do doanh nghiệp không đủ các giấy tờ quy định trong thông tư 20. Tuy nhiên, Hải quan BR-VT, căn cứ theo khoản 1 điều 18 của Luật Hải quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, đã có công văn báo cáo và đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét cho ý kiến đối với trường hợp này.
Đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp có xe cập cảng sau ngày Thông tư 20 có hiệu lực,vì theothông lệ, với việc mua bán ô tô, các doanh nghiệp phải kí hợp đồng, trả tiền thanh toán trước khi nhận được hàng. Ngoài ra, thông thường phải mất hàng tháng, một lô hàng sau khi kí hợp đồng và thanh toán mớivề đến Việt Nam.
Trong đơn gửi các cơ quan quản lí, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không chínhhãng đang “kêu cứu”, xin gỡ rối với những đơn hàng họ đã nộp tiền đặt cọc cho đối tác nước ngoài.Đại diện một số doanh nghiệp cho biết, hiện tại họ chỉ cònbiết chờ các cơ quan quản lí giải quyết cho các trường hợp cụ thể này, bởi nếu không họ chỉ còn cách hủy các hợp đồng đã kí kết và chấp nhận mất trắng số tiền đã đặt cọc trước đó.
Theo Dân Trí