Tin trong nước
Điện thoại và giới tính
Cách đây vài năm, nhà sản xuất điện thoại di động có ý đồ khá rõ ràng về giới tính khi tung ra những sản phẩm mới. Hiện nay, xu hướng “sản phẩm đó vẫn còn nhưng khá nhạt nhoà. Thay vào đó, họ chuyển sang nhiều yếu tố khác như: tuổi người dùng, thu nhập, nhu cầu sử dụng&hellYêu công nghệ hơn màu sắc
Thuỵ Minh (Gò Vấp, TP.HCM), nhân viên một hãng vận chuyển hàng hoá nước ngoài, sở hữu hai chiếc điện thoại: iPhone 3Gs và BlackBerry Bold 9000. Xét về kích thước, hai thiết bị này hơi quá khổ so với bàn tay của bà Minh. Bà nói: “Lúc mới sử dụng, thấy nó hơi thô, nhưng sau vài ngày, tôi thấy hình thức không còn quan trọng, mà tôi bị thuyết phục bởi các giá trị về công năng”. Bà Lê Thi (Q.8, TP.HCM), thay vì sắm một chiếc điện thoại “xinh xắn như dáng em” lại chọn chiếc iPhone 3Gs màu trắng. Bà Thi nói: “Với tôi, điện thoại còn làm nhiều chức năng quan trọng như: check mail, lướt web… mọi lúc mọi nơi”. Yếu tố nữ tính của vật dụng gần như bất ly thân của bà Thi là “các góc được bo tròn” của iPhone 3Gs.
Chủ một cửa hàng chuyên bán lẻ các sản phẩm của Apple tại Q.1 (TP.HCM) cho biết, ở cửa hàng lượng phụ nữ chọn mua iPhone 3G/ 3Gs và 4G nhiều hơn nam. “Khi đã chọn iPhone, người dùng quan tâm nhiều hơn về công nghệ và những ứng dụng có trên chiếc điện thoại đó. Giới tính chỉ thể hiện ở màu sắc”, chủ cửa hàng này nói.
Bốn, năm năm trước, các tiêu chuẩn thể hiện yếu tố nam tính trên di động như kích thước, vỏ thép, màu đen giờ đây cũng phải nhường bước cho các yếu tố về công nghệ. Nếu như trong thời trang, khái niệm một sản phẩm dùng được cho hai giới đang nổi lên và được thừa nhận, thì điện thoại di động cũng không đứng ngoài xu hướng này.
Xuất hiện ở dòng cấp thấp
Bà Hoàng Ngọc Vy, giám đốc hệ thống bán lẻ Viễn Thông A cho rằng, những sản phẩm có khác biệt về thiết kế và màu sắc chỉ còn xuất hiện ở nhóm phân khúc giá thấp. Cách đây hai năm, ABTel khá thành công với mẫu Q-Mobile She màu trắng và màu hồng dành cho giới nữ: sinh viên, nhân viên văn phòng… Nhãn hiệu MobiStar hiện nay có nhóm sản phẩm “@” như: 83/85/833… rực rỡ sắc màu nhằm “đánh” vào nhóm khách hàng học sinh, sinh viên, phụ nữ thích điệu đàng…
Ông Ngô Nguyên Kha, phó giám đốc công ty MobiStar nhận xét: “Không còn yếu tố giới tính, có thể đúng ở nhóm sản phẩm công nghệ cao. Nhưng với nhóm sản phẩm cấp thấp, nếu tạo được màu sắc ấn tượng và kiểu dáng thiết kế bắt mắt với từng nhóm đối tượng, sẽ bán được hàng”.
Trong khi các hãng nhỏ, thua sút hơn về công nghệ khai thác yếu tố giới tính trong sản phẩm như một cách khác biệt hoá, thì các hãng lớn như Samsung, Nokia, LG, HTC có xu hướng dung hoà. Quan sát trên thị trường, nhóm sản phẩm có giá từ 7 triệu đồng trở lên, nếu chỉ phân theo hình dáng hay màu sắc, khó lý giải được khả năng thu hút nhóm khách hàng nữ. Cá biệt, BlackBerry có một vài sản phẩm dành cho “phái yếu” như Style 9670 có vỏ màu tím, giao diện bên ngoài là chiếc đồng hồ.
Theo giám đốc sản phẩm của HTC Việt Nam Vi Quốc Hoàn, trước đây, khách hàng của hãng này chủ yếu là nam giới, và ông Hoàn tiết lộ: “Sắp tới, chúng tôi sẽ có những sản phẩm thuộc hai nhóm: giải trí và thời trang với đối tượng khách hàng là nữ”. Thế nhưng trong nhóm hàng công nghệ cao, trong các giao tiếp giữa máy và người, giọng nói thường là nữ. Giới nghiên cứu tâm lý tiêu dùng cho rằng, dù người sử dụng là nam hay nữ, người ta vẫn thích nghe giọng nữ hơn. Song ở siri trên iPhone 4S, khi bán ở Pháp và Anh, siri là giọng nữ. Điều này chắc chỉ có người dùng ở cựu lục địa mới có thể giải thích.
Theo SGTT