Connect with us

Cờ thế và con bài chiến lược

Tình huống thương hiệu

Cờ thế và con bài chiến lược

Để thực hiện tham vọng dẫn dắt thị trường, các công ty như Giấy Sài Gòn, Kinh Đô, Masan tung tiền đầu tư các dự án lớn hoặc lôi kéo các “thủ lĩnh” trong ngành hàng này.

Bắt tay với “người khổng lồ”

Ông Nguyễn Quốc Thúc, một trong những nhân sự cao cấp lâu năm trong Tập đoàn Masan, nay đã quyết định “đầu quân” về Giấy Sài Gòn và giữ vị trí phó tổng giám đốc của SGP. Là người có kinh nghiệm trong ngành FMCG, ông Thúc nhanh chóng nhận thấy tiềm năng trong lĩnh vực mới mà mình tham gia, như ông nói: “Có hai điều tôi rất quan tâm khi bước vào ngành giấy, đặc biệt là giấy tiêu dùng (tissue).

Thứ nhất, theo điều tra của AC Nielen vào tháng 12/2010 tại 6 thành phố lớn ở Việt Nam, trong khi mức tăng trưởng chung của ngành FMCG là 16%, thì riêng ngành giấy tăng 22%. Thứ hai, sản xuất giấy của Việt Nam hiện mới đáp ứng được 50 – 60%, nhưng công suất máy thì lại mới chỉ sử dụng 60%. Việc không dùng hết công suất này cho thấy thiếu tính đa dạng về sản phẩm của các DN”.

Do đó, theo ông Thúc khi nhà máy Mỹ Xuân hoàn tất trong năm nay, thị phần tiusse của SGP từ 24%, năm tới sẽ tăng lên 40%; giấy IP từ 6 – 7% sẽ tăng lên 15% thị phần. Tương đồng với đó, doanh thu của SGP năm 2010 là 125 tỷ đồng, sau 5 năm sẽ tăng lên 4.000 tỷ đồng.

Để hiện thực hóa về khát vọng “dẫn dắt” thị trường, tuần trước, SGP tung ra con bài chiến lược khi công bố hai nhà đầu tư mới là Daio Paper Corporation, công ty giấy lớn thứ 2 của Nhật Bản và thứ 24 trên toàn thế giới, sở hữu nhà máy giấy lớn nhất thế giới tại Mishima, doanh số năm 2010 đạt 5 tỷ USD và dẫn đầu mảng giấy tiêu dùng Nhật Bản; và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ) là một trong những ngân hàng nhà nước lớn nhất và lâu đời nhất Nhật Bản, tổng tài sản 2010 là 190 tỷ USD.

Sau đầu tư này, vốn của SGP sẽ tăng lên 300 tỷ đồng và hai nhà đầu tư mới sẽ nắm giữ trên 38% cổ phần của SGP và có lộ trình dự kiến để tiếp tục đầu tư vào cổ phần công ty.

Tháng 10/2009, sau nhiều lần đắn đo, Nguyễn Khắc Huy, người có kinh nghiệm nhiều năm làm việc cho các tập đoàn lớn ở nước ngoài, quyết định về Kinh Đô và đảm nhận chức Phó tổng giám đốc điều hành  COO.

Chính ông Huy cùng với một loạt nhân sự cấp cao khác trong ngành FMCG về “đầu quân” cho Kinh Đô không lâu sau đó đã xây dựng và phát huy tối đa mô hình SBU (Strategic Business Unit): Đơn vị kinh doanh chiến lược.

Ông Huy cho biết, ở thời điểm này Kinh Đô xác định kem và yoghurt của KODO là hai trong số các SBU của Kinh Đô, cùng với cookies, crackers, cake, bánh Trung thu… là những ngành hàng mang lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho tập đoàn.

Hoàn toàn tin tưởng vào khả năng “phủ thị trường” của mình, ông Trần Lệ Nguyên cho biết: “Vào quý II năm nay, Kinh Đô sẽ tung ra nhiều mặt hàng bánh kẹo, kem và sản phẩm từ sữa cao cấp. Tập đoàn cũng đã chi 20 triệu USD để đầu tư hai dây chuyền sản xuất mới cho sản phẩm từ sữa và bánh kẹo.

Với kem, Kido hiện chiếm giữ gần 60% thị phần và còn nhiều tiềm năng phát triển. Hiện mức tiêu thụ kem của khu vực và quốc tế chênh lệch với Việt Nam rất nhiều: trên đầu người, Việt Nam tiêu thụ 4 lít kem/năm, Thái Lan 11 lít/năm. Riêng ngành sữa chua chúng tôi nhắm vào phân khúc cao là bổ sung vi chất. Sản phẩm này không cạnh tranh trực tiếp với Vinamilk”.

Đường tới “Nhãn hàng số 1”

Với kế hoạch đã vạch sẵn, ông Trần Lệ Nguyên cho rằng, năm 2011, Kinh Đô sẽ đạt mục tiêu doanh thu tăng từ 3.317 tỷ đồng lên 4.200 tỷ đồng.

Sẽ đẩy nhanh sáp nhập và mua lại, thực hiện mục tiêu doanh thu tăng trưởng 1.000 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 5 năm tới. Dự kiến năm 2015, chưa kể đến doanh số của việc sáp nhập thêm thành viên mới, doanh thu của Kinh Đô sẽ đạt mốc trên 10.000 tỷ đồng.

Trong chiến lược phát triển của Masan, mục tiêu “số 1” luôn được nhắc đến. Và họ đã đạt được rất nhiều “số 1” qua 8 năm xuất hiện. Hệ thống phân phối của Masan hiện đã lên tới 150 ngàn cửa hiệu thông qua 165 nhà phân phối và 100 siêu thị trên cả nước.

MSN là công ty có giá trị thị trường lớn nhất Việt Nam với trị giá khoảng 1,6 tỷ USD. Ước tính, cứ mỗi 1.000USD đầu tư vào công ty vào 9 năm trước đã trở thành 1 triệu USD ngày nay…

Và ngay trong kế hoạch doanh thu của mình, Masan Food cũng không quên đặt ra tham vọng cho số lượng nhãn hàng “số 1” của mình: Nếu doanh thu năm 2010 đạt 5.586 tỷ đồng, tăng trưởng 141%, lợi nhuận 1.252 tỷ đồng, tăng 187%, có 4 nhãn hàng hàng số 1, thì kế hoạch năm 2011 mà Masan đặt ra là doanh thu năm 2011 đạt 10 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận 2.500 tỷ đồng, có 8 nhãn hàng số 1.

Ông Trương Công Thắng cho biết, dự tính từ 2011 – 2014, mỗi năm Masan Food tăng doanh thu thêm 4.000 tỷ đồng, tăng thêm 2 – 4 “nhãn hàng số 1”. Riêng năm 2011 sẽ chiếm vị trí số 1 trong ngành mì gói tại Việt Nam nhờ vào cải tiến công nghệ, sản phẩm mới, nhãn hiệu mới.

Theo DNSG

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 × five =

To Top