Connect with us

Chữ P thứ 5 trong tiếp thị hiện đại

Tổng quát thương hiệu

Chữ P thứ 5 trong tiếp thị hiện đại

Quảng cáo truyền thống lui bước trước các hình thức “tiếp thị tương tác” trên nền công nghệ internet.

Một sự thật không thể phủ nhận là phương thức quảng cáo truyền thống không còn hiệu quả tối đa trong thị trường ngày nay. Sự bùng nổ của internet và mạng xã hội đã đặt các tờ báo, tạp chí, thậm chí là cả truyền hình vào thế khó khăn hơn.

Cùng với đó, các phương tiện quảng cáo thông thường như tờ rơi, trang vàng, bảng hiệu quảng cáo ngoài trời… cũng tỏ ra không còn hấp dẫn người tiêu dùng hiện đại.

Sự đa dạng của các chương trình truyền hình thực tế cũng đã tạo ra những thay đổi về khán giả truyền hình. Quảng cáo truyền hình, quảng cáo ngoài trời trở nên quá đắt đỏ và chỉ những công ty lớn mới có thể đáp ứng nổi chi phí này…

Tại thị trường quảng cáo lớn nhất thế giới là Mỹ, năm 2011, mặc dù kinh tế suy thoái, nhưng chi phí quảng cáo, truyền thông qua kênh digital đã tăng 14%, trong khi đó, chi phí dành cho quảng cáo qua kênh truyền thống giảm 161% so với năm trước đó.

Sự thay đổi của tiếp thị và quảng cáo truyền thống dẫn đến sự ra đời các hình thức tiếp thị mới. Theo quản lý thương hiệu toàn cầu của Facebook, hình thức tiếp thị mới được gọi là “tương tác nhẹ nhàng”.

Đó là việc để tiếp cận người tiêu dùng ngày nay, các công ty và thương hiệu phải xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, thay vì chỉ đơn giản thu hút sự chú ý của họ bằng các công cụ quảng cáo. Nói cách khác, tiếp thị sẽ cần thêm một “P” thứ năm là “tham gia” (Participation) bên cạnh các chữ P truyền thống: sản phẩm (Product), giá (Price), vị trí phân phối (Place) và khuyến mãi (Promotion). 



Facebook, mạng xã hội trực tuyến lớn nhất hiện nay, với hơn 750 triệu người dùng và hàng tỷ thông điệp của họ được đưa lên Facebook mỗi ngày là minh chứng thuyết phục cho thị hiếu tương tác của công chúng. Nhờ khả năng tương tác mạnh mẽ, Facebook giúp các thành viên kết nối và chia sẻ với nhau nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. 



Hầu hết các thương hiệu lớn đều có các hoạt động trên Facebook. Tuy nhiên, cấp độ “tham gia” của các thương hiệu này khác nhau, dẫn đến những kết quả khác nhau. Hãng xe General Motor thì cho rằng Facebook không hiệu quả nên tạm dừng các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội. Trái lại, Ford lại đầu tư nhiều hơn cho quảng cáo trên Facebook.



Sự khác biệt giữa General Motor và Ford cho thấy, các nhà tiếp thị mới sẽ xây dựng mối quan hệ với đối tác và khách hàng tiềm năng bằng những hoạt động đúng thực chất của chữ P thứ 5, đó là tiếp cận với khác hàng trên tinh thần “bạn bè”, củng cố bằng các hoạt động trò chuyện, tán gẫu, chia sẻ những mối quan tâm chung… 



Trong marketing truyền thống, khách hàng bị động tiếp nhận những thông điệp chuyển tải từ thương hiệu. Còn với marketing tương tác, khách hàng có thể chủ động phản hồi và giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của thương hiệu.



Truyền thông xã hội có các kênh tương tác rất đa dạng như mạng xã hội (như Facebook, Linkedin), chia sẻ đa phương tiện (như YouTube, Flickr, clip.vn), blogging (WordPress, Yahoo360…), hay micro-blogging (như Twitter), các diễn đàn mạng, chia sẻ tin tức (YahooNews, Google news…), hỏi đáp (Yahoo Q&A…). 



Các hình thức tiếp thị trên nền truyền thông xã hội chỉ là khởi đầu của chữ P mới trong mối quan hệ gắn bó ngang hàng với khách hàng, dẫn đến các xu hướng tiếp thị mới trong tương lai gần như: Tiếp thị gần (Proximity Marketing) thông qua những thiết bị kết nối không dây như bluetooth, Wi Fi, GPS, NFC; Truyền thông xã hội có định hướng – tham gia vào những cuộc chuyện trò đó và khéo léo đề nghị khách hàng nhận xét, đánh giá về doanh nghiệp, sản phẩm của mình; Quản lý quan hệ khách hàng qua mạng truyền thông xã hội (Social CRM) – được sử dụng để theo dõi hành vi mua hàng của người tiêu dùng; Thương mại mọi nơi- thanh toán bằng PayPal hoặc Google Wallet hay bất kì một phương thức thanh toán nào khác để tạo điều kiện thuận lợi hơn người mua hàng…



Tại thị trường quảng cáo lớn nhất thế giới là Mỹ, năm 2011, mặc dù kinh tế suy thoái, nhưng chi phí quảng cáo, truyền thông qua kênh digital đã tăng 14%, trong khi đó, chi phí dành cho quảng cáo qua kênh truyền thống giảm 161% so với năm trước đó.

Theo DNSG

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nineteen + two =

To Top