Connect with us

Ai mới là đối thủ thực sự của Apple?

Tin quốc tế

Ai mới là đối thủ thực sự của Apple?

Người ta cho rằng, có lẽ đối thủ xứng tầm của IPad không phải là những hãng sản xuất phần cứng truyền thống có tên tuổi như Samsung, Motorola, Toshiba, HP, RIM hay HTC.

Chiến lược hệ sinh thái (Ecosystem Strategy) là chiến lược theo đó các thành phần trong môi trường kinh doanh của 1 doanh nghiệp như khách hàng, đối tác, các sản phẩm, và bản thân doanh nghiệp,…đều có mối liên hệ qua lại và lớn mạnh cùng nhau, xây dựng nên 1 “hệ sinh thái” chung.

Hiện nay, câu hỏi lớn nhất của những người quan tâm đến giới công nghệ là: “Ai có đủ khả năng đánh bại Apple ?”. Người ta cho rằng, có lẽ đối thủ xứng tầm của IPad không phải là những hãng sản xuất phần cứng truyền thống có tên tuổi. Samsung, Motorola, Toshiba, HP, RIM hay HTC thật khó để có thể chiếm được 1 chỗ đứng vững chắc trong lãnh thổ của Apple. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng ý quan điểm rằng: Thách thức lớn nhất hiện nay của “gia đình nhà Táo” chính là ông lớn trong ngành bán lẻ trực tuyến, Amazon với chiếc máy tính bảng Kindle Fire.

Cuộc đua đổi mới đang ngày càng khốc liệt, chỉ đưa ra những sản phẩm tuyệt vời không còn là điều đảm bảo cho thành công của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, có lẽ những hạn chế của Kindle Fire như bộ nhớ hạn chế, bộ xử lý khá kém cỏi và việc thiếu 1 chiếc camera thời trang cũng không quá quan trọng. Điều cốt lõi ở đây không còn là 1 sản phẩm tốt mà thực chất nằm ở những trải nghiệm tuyệt vời do các nhà cung cấp mang lại.

Sự thay đổi trọng tâm từ sản phẩm sang trải nghiệm là vấn đề của mọi ngành nghề, trải dài từ đồ điện tử tới xây dưng, từ truyền thông đến khai khoáng. Những doanh nghiệp dẫn đầu là những hãng có thể kết nối tốt những lời chào hàng với thế giới riêng của khách hàng.

Trong quá khứ, lối tiếp cận “tập trung vào sản phẩm “ thành công là nhờ khả năng khai thác triệt để thương hiệu, năng lực sản xuất, phân phối,….nhằm đưa ra những sản phẩm tốt với giá hợp lý nhất. Tuy nhiên hiện nay, những kẻ chiến thắng lại là những công ty chú tâm vào gây dựng những mối quan hệ với cả người tiêu dùng lẫn các đối tác nhằm xây dựng 1 cộng đồng chung, 1 “hệ sinh thái” chung, nơi các thành phần có cùng suy nghĩ, quan điểm, viễn cảnh và lợi ích.

Ví dụ: Khi Apple mở rộng thị trường từ máy nghe nhạc cầm tay sang điện thoại di động, công ty đã tích hợp trong iPhone không chỉ công nghệ tiên tiến cũng như những phần mềm mạnh mẽ (ứng dụng trong iPod) mà còn là 1 kho nhạc khổng lồ cùng hệ thống cung cấp thêm nhạc cho người dùng (iTunes). Ý tưởng đó không hẳn liên quan đến những chi phí chuyển đổi của khách hàng (người dùng vẫn có thể nghe iPod trong khi sử dụng điện thoại của Nokia) mà hơn thế, mục đích chính là tận dụng những mối liên hệ đã được xây dựng từ trước với khách hàng nhằm tạo lợi thế cho những sản phẩm ra sau (thông qua bộ sưu tập nhạc trên iTunes, Apple đã biến iPhone đáng giá hơn trong mắt khách hàng). Bằng việc giữ nguyên những trải nghiệm ấn tượng của người dùng từng có với iPod, Apple đã mang tới cho iPhone 1 bước đà hoàn hảo.

Trong nỗ lực nhằm chạy đua với từng sản phẩm đơn lẻ, phần lớn các đối thủ của Apple đã bỏ qua những sợi dây liên hệ quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm, phát triển quan hệ đối tác để kết nối các thành phần riêng biệt với nhau thành 1 thể thống nhất (như điều Apple đã làm được khi xây dựng thành  công “hệ sinh thái” với iPod, iPhone, iPad).

Ngoại lệ duy nhất chính là: Amazon. Với máy tính bảng Kindle Fire được giới thiệu vào năm ngoái, Amazon đang gây sức ép mạnh mẽ cho các đối thủ với 1 chiến lược trong việc phát triển 1 chiến lược xây dựng “hệ sinh thái” thực sự.

Amazon muốn theo đuổi sự thành công rực rỡ như thời kỳ tung ra Kindle nguyên bản vào năm 2007, điều khác biệt lớn nhất ở đây là thị trường sách điện tử năm 2007 là 1 vùng đất rộng lớn trong khi miếng bánh thị phần máy tính bàn năm 2011 đang có 1 người khổng lồ thống trị. Việc xây dựng 1 môi trường liên kết hài hoà giữa các sản phẩm của công ty, các đối tác cũng như khách hàng đòi hỏi các nhà đầu tư của Amazon phải chi những khoản tiền không nhỏ.

Amazon khác biệt với Apple trong cả 2 khía cạnh: nền móng ban đầu và mô hình thu lợi nhuận. Apple kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ ngay từ thời điểm iPad được tung ra thị trường trong khi các đối tác của hãng thì thu lợi trong tương lai nhờ việc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trái lại, lợi nhuận của Amazon được tích lũy xuyên suốt vòng đời sử dụng của khách hàng nhờ những giao dịch trực tiếp với hãng. Do vậy, có vẻ như những động cơ trong hoạt động kinh doanh của Amazon gần với các đối tác của công ty (Theo thời gian, chúng ta sẽ cùng chiến thắng ) hơn là trong mối liên hệ tương tự của Apple (Tôi thắng trước, anh có lợi về sau).

Các đối tác là nhân tố mới đóng vai trò quan trọng trong “hệ sinh thái”, do đó Amazon hiện đang có lợi thế nhiều hơn hãng sản xuất đồ công nghệ cao của Tim Cook. Tuy nhiên,  Amazon và Apple sẽ cùng đi vào lịch sử như là những bài học điển hình: Chiến lược khác nhau nhưng đều tạo nên 1 “hệ sinh thái” thành công. Những đối thủ của họ – những công ty theo chiến lược chỉ tập trung vào sản phẩm sẽ hiểu thế nào là việc “bị mắc kẹt” giữa những người khổng lồ.

Theo TTVN

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

12 − four =

To Top