DNA Viết
12 thủ phạm tạo nên quảng cáo tồi
Quảng cáo là một công cụ truyền thống trong việc tạo sự nhận biết thương hiệu. Dù các phương pháp và phương tiện quảng cáo ngày càng đổi mới nhưng có những lỗi mà doanh nghiệp “vẫn” thường hay mắc phải. Những yếu tố liệt kê dưới đây có thể dẫn đến quảng cáo thương hiệu tồi.1. Khoán trọn thiết kế cho đối tác quảng cáo
2. Người đánh giá và xét duyệt không có kiến thức tiếp thị
3. Thiết kế quảng cáo không hướng đến khách hàng mục tiêu
4. Dùng ngôn từ hoa mỹ nhưng sáo rỗng. (Đây thường là “bệnh” của những copywriter mới tập tễnh vào nghề.)
5. Cố “nhét” quá nhiều tính năng và lợi ích sản phẩm vào một quảng cáo (những công ty “bình dân” hay đặt ra yêu cầu này.)
6. Không dùng ẩn dụ, chỉ nói “thẳng thừng” theo nghĩa đen (lại yêu cầu thường gặp khác của các công ty “bình dân”)
7. Chỉ tập trung tiếp cận thay vì tần số xuất hiện.
8. Cho rằng quảng cáo B2B khác hoàn toàn so với quảng cáo cho người tiêu dùng. (“Phải thêm nhiều dữ liệu hơn, thực tế hơn, đừng đánh vào tâm lý.”). Tuy nhiên, người có quyền quyết định trong các công ty, suy cho cùng, vẫn là con người, và con người thường dễ để tình cảm lấn lướt lý trí. Theo nghiên cứu của Harding với 10 tập đoàn lớn, những người quyết định thường dựa vào lý do cảm tính khi lựa chọn dịch vụ/hàng hóa.
9. Lạm dụng nhạc quảng cáo. Trừ khi nhạc rất, rất hay (thực tế thường rất, rất dở), những giai điệu này khiến khách hàng mất tập trung vào thông điệp bạn muốn truyền tải.
10. Ngôi sao không phải lúc nào cũng đủ sức thuyết phục
11. Hứa hẹn những điều xa vời thực tế
Và thủ phạm cuối cùng, dù có thể không làm giảm chất lượng quảng cáo, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tính nhất quán, chính là:
12. Giám đốc tiếp thị mới nhậm chức – với khao khát “tạo dấu ấn” mãnh liệt, quyết định chọn đối tác quảng cáo mới và lập kế hoạch cho một chiến dịch mới (bất chấp chiến dịch hiện tại có hiệu quả hay không).
DNA Branding – www.dna.com.vn
Tham khảo bài viết của Brad VanAuken