Chiến lược thương hiệu
Xây dựng thương hiệu: Có nên chọn một thị trường mục tiêu?
Trong quá khứ, một thương hiệu thường nhắm tới một nhóm đối tượng mục tiêu phân theo các tiêu chí dân số học để phản ánh thế giới như “phụ nữ từ 21 tới 34 tuổi với ít nhất một con và có thu nhập gia đình hằng năm trung bình là 25,000 USD”.Sau đó, người ta bổ sung các tiêu chí về tâm lý vào định nghĩa về nhóm đối tượng của thương hiệu như “nhóm thích đổi mới”,…. Đây là cách để phân biệt đối tượng với mức chi tiết rõ hơn dù về phong cách sống của họ thoạt trông có vẻ là giống nhau.
Dù ngày nay, định nghĩa thương hiệu “phụ nữ từ 21 tới 34” tuổi có vẻ là một nhóm rất rộng lớn nhưng trong quá khứ thì nó lại hoàn toàn xác định được. Lý do là vì trong quá khứ, xã hội và văn hóa thuần nhất hơn, con người sống gần gũi với nhau hơn, cùng chia sẽ những giá trị chung của cộng đồng. Do cấu trúc văn hóa xã hội tương đối ổn định nên mọi người dường như có lối sống gần gần giống nhau. Thời đó, mọi người hầu như không biết đến các khái niệm như làm nhiều nghề cùng lúc, học tập suốt đời, hay gia đình hạt nhân. Cái mà mọi người làm là tốt nghiệp đại học, kiếm một việc ổn định, lập gia đình, sinh con, làm việc để tích lũy, về hưu, và cuối cùng là chết. Từ đó, ta hoàn toàn có thể dự đoán tính cách của một nhóm đối tượng nào đó. Vì vậy, khái niệm mục tiêu mới có ý nghĩa.
Hơn nữa, trong quá khứ, các dòng thông tin tương đối là hạn chế. Người ta tiếp xúc với thế giới thông qua ti vi và báo chí. Các doanh nghiệp cũng hoạt động theo mô thức tương đối đơn giản với các liên kết dọc và khả năng chủ động cao trong công việc xây dựng thương hiệu của bản thân. Do những đặc trưng này của xã hội, văn hóa, và thông tin, doanh nghiệp có thể dễ dàng tập trung vào một nhóm đối tượng mục tiêu và tiến hành các chiến lược thương hiệu như ta đã biết.
Tuy nhiên, ngày nay mọi việc đã khác. Các thức người ta sống, giao tiếp, và tốc độ cuộc sống đã thay đổi chóng mặt. Các doanh nghiệp cũng được vận hành theo cách khác với những mối dây liên hệ phức tạp. Trong thế giới luôn thay đổi và phức tạp như vậy, ta khó có thể dự đoán được điều gì và khái niệm đối tượng mục tiêu cũng sẽ trở nên không ổn định. Do vậy, xây dựng thương hiệu, theo đó, cũng phải được hiểu theo cách khác. Ngày nay, xây dựng thương hiệu là phải nhằm tới một tương lai chứ không phải là một đối tượng vì đối tượng mục tiêu luôn thay đổi và khó, nếu không muốn nói là, không xác định được.
Thương hiệu cần mang tính lan tỏa nhiều hơn. Nó không những có thể phù hợp với một xã hội đa dạng với nhiều nhóm tương tác khác nhau tới thương hiệu. Thương hiệu ngày nay tồn tại trong một chuỗi các quan hệ phức tạp từ nhà sản xuất, phân phối, đối tác, khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, và các nhà phân tích thị trường. Cấu trúc đơn giản “một thương hiệu dành cho một đối tượng mục tiêu” đã được thay thế bằng một cấu trúc linh hoạt, và đôi khi là đa thương hiệu để có thể thỏa mãn những nhóm tương tác như ta đã nêu mà vẫn dễ hiểu cho công chúng. Linh hoạt để có thể mở rộng ra các đối tượng khác nhau, nhưng đồng thời vẫn gần gũi với cá nhân.
Khi bạn mua một điện thoại di động, bạn đang mua sản phẩm của Samsung, hay bạn đang mua dịch vụ bán hàng của Thế giới di động. Khi bạn mua một PC, bạn có quan tâm thương hiệu là Compaq, Dell, HP, hay Sony? Hay bạn quan tâm tới bộ vi xử lý trong máy là của Intel hay AMD hay Cyrix? Khi bạn vận hành một doanh nghiệp, bạn quan tâm tới hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng hay hình ảnh doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính, hay giới truyền thông?
Câu trả lời là bạn quan tâm tới “tất cả các điều trên”. Đó chính là minh họa cho ý kiến thương hiệu ngày nay càng ngày càng trở nên đa chiều, vô hình, và mang tính cảm xúc nhiều hơn. Do đó, xây dựng thương hiệu cũng phải bỏ bớt tính cứng nhắc như trong quá khứ mà phải tạo tính linh hoạt và khả năng lan tỏa nhiều hơn.
DNA Branding – www.dna.com.vn