Connect with us

Trung Quốc: Rộ mốt kinh doanh sửa chữa hàng hiệu

Tin quốc tế

Trung Quốc: Rộ mốt kinh doanh sửa chữa hàng hiệu

Sự khan hiếm các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và chăm sóc sản phẩm của các thương hiệu cao cấp quốc tế đã mang đến những cơ hội mới cho các nhà kinh doanh Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường này đang phải đối mặt với không ít thử thách.

Dịch vụ hút khách

Chị Candy Xie tìm đến một cửa hàng nhỏ cạnh trung tâm thương mại thế giới tại Bắc Kinh để tẩy những vết mực trên chiếc ví Gucci của mình với giá 300 tệ (47,1 USD). “Tôi phải làm vậy vì cửa hàng ủy quyền của Gucci từ chối xử lý sự cố này” Xie chia sẻ.

Xie chỉ là một trong hàng trăm triệu khách hàng Trung Quốc gặp phải những trục trặc khi sản phẩm của họ bị lỗi, hỏng và cần sửa chữa.

Các nhà sản xuất những thương hiệu cao cấp thường không có nhiệm vụ phải xử lý những sự cố như vậy và việc sửa lại sản phẩm bị hỏng tốn rất nhiều thời gian của khách hàng bởi tại Trung Quốc số lượng các xưởng bảo dưỡng chính hãng này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sự khan hiếm này thực sự đã mang đến cơ hội cho các nhà kinh doanh Trung Quốc.

Beijing Landscape Luxury Leather Repair and Maintenance, được thành lập năm 2010 chỉ là một cửa hàng chuyên xử lý những sự cố cho những sản phẩm hàng hiệu. Mỗi tháng thu nhập của họ lên tới 150.000 tệ, Wang Ruilin, giàm đốc marketing của công ty cho biết.

Chí cho mỗi dịch vụ là khác nhau nhưng nhìn chung dao động từ 250 đến 500 tệ. Tuy nhiên có những khách hàng phải bỏ ra hàng ngàn tệ bởi sản phẩm của họ yêu cầu phải thực hiện nhiều công đoạn xử lý.

Bên cạnh dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, một số khách hàng còn có nhu cầu chỉnh sửa bởi kiểu dáng của sản phẩm gốc không phù hợp với thị hiếu của người Trung Quốc, ông Wang cho biết.

Hầu hết thắt lưng thương hiệu quốc tế đều rất dài và khách Trung Quốc thường phải cắt bớt đi khoảng 6 đến 8 cm.“Chúng tôi có thể hợp tác với những thương hiệu cao cấp nếu họ muốn” Li Rixue, chủ tịch Secoo China, một công ty hoạt động trong lĩnh vực bán các sản phẩm hàng hiệu secondhand, cung cấp các dịch vụ liên quan đến hàng cao cấp.

Các thương hiệu cao cấp quốc tế sẽ không xây dựng hẳn một nhà máy bảo dưỡng mới tại Trung Quốc bởi việc này sẽ tốn của họ rất nhiều chi phí. Vì thế, hợp tác với những công ty đã có mặt trên thị trường có thể là giải pháp tốt nhất dành cho họ, ông Li nói.

Ông cũng cho biết thêm, công ty Secoo vừa nhận được số vốn đầu tư trị giá 30 triệu USD và phần lớn trong số đó được dùng để xây dựng một nhà máy bảo dưỡng rộng 2.800 mét vuông và đã đi vào hoạt động trong tháng Sáu này.“Tôi đã rất lạc quan và tin tưởng vào tương lai sáng sủa cho lĩnh vực kinh doanh bảo dưỡng và chăm sóc hàng hiệu mặc dù đó không phải là lĩnh vực chính của chúng tôi”, ông cho biết.

Một phần trong dịch vụ chăm sóc sản phẩm của Secoo là dành cho các khách hàng mua sản phẩm tại cửa hàng hàng cao cấp secondhand của họ và hoàn toàn miễn phí.

“Thị trường bảo dưỡng và chăm sóc hàng hiệu có nhiều tiềm năng”, ông Li nhận định.

Trước kia, người Trung Quốc mua hàng hiệu và việc bảo dưỡng cũng như chăm sóc sản phẩm không phải là vấn đề gì to tát. Nhưng hiện nay, tình hình đã khác khi mà số những người Trung Quốc mua hàng hiệu và có nhu cầu đối với dịch vụ này không ngừng gia tăng.

Theo báo cáo của tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group ngày 5/6 vừa qua, Trung Quốc cũng sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hiệu lớn nhất thế giới đến năm 2015. Doanh thu thị trường từ khách hàng Trung Quốc gia tăng chóng mặt trong thời gian vừa qua.

Ngay cả những cửa hàng đánh giày hiện nay cũng kiêm thêm dịch vụ chăm sóc hàng hiệu. Cô Wang cùng em trai mở một chuỗi của hàng đánh giày tại Bắc Kinh cũng nhận dịch vụ sạch những túi xách hàng hiệu nếu khách hàng có nhu cầu

Bởi cửa hàng thì quá nhỏ nên cô Wang thường phải gửi túi của khách đến trụ sở. “Đó thực sự là một cơ hội làm ăn mới đối với chúng tôi và trong tương lai, rất có thể chúng tôi sẽ tạo ra những chiếc túi xách hàng hiệu của chính mình”.

Không ít thử thách

Tuy nhiên, những nhà kinh doanh nhiều tham vọng vẫn phải đối mặt với không ít thử thách tại thị trường mới mẻ này và yếu tố công nghệ cũng là một trong số đó. Nhiều người kinh doanh hiện đang tỏ ra thiếu tự tin về triển vọng trong tương lai.

Thực tế, có nhiều cửa hàng bảo dưỡng làm hỏng sản phẩm của khách hàng. Những sản phẩm này thường không sản xuất thủ công nên việc sửa chữa, chăm sóc phải được thực hiện rất cẩn thận.

Anh Cai phàn nàn với một website bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rằng, anh có tìm đếm một cửa hàng sửa chữa hàng hiệu gần Wokers’ Stadium, Bắc Kinh để nhờ họ đánh bóng chiếc thắt lưng hiệu LV của mình vào hồi tháng Hai nhưng chúng lại bị nhuộm màu. Bên trong thắt lưng bị hỏng do là ủi và sau đó không thể dùng được. Tuy nhiên, chủ cửa hàng từ chối hoàn lại tiền.

“Chúng tôi cũng nhận được một số sản phẩm hàng hiệu bị hỏng do các cửa hàng khác gây ra”, ông Wang Ruilin cho biết.

Những người làm việc trong lĩnh vực bảo dưỡng và chăm sóc hàng hiệu đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm hơn là chỉ hiểu lý thuyết suông. Tuy nhiên, có một số người làm việc tại các cửa hàng này lại chỉ hoàn thành một khóa đào tạo nghề chừng hai tháng.

“Những người thợ như vậy không thể xử lý được những sự cố phức tạp của sản phẩm mà những chi tiết của hàng hiệu thì muôn hình vạn trạng”, ông Wang nói.

Các nhà phân tích thị trường đang kêu gọi thành lập những tiêu chuẩn cụ thể để quản lý hoạt động của những cửa hàng này.

“Secoo đang cố gắng tạo ra những tiêu chuẩn nhất định để tránh việc mang đến những dịch vụ kém chất lượng vốn đang hiện diện trong lĩnh vực kinh doanh này”, chủ tịch Li. Các nhà phân tích cũng cảnh báo những nhà kinh doanh không nên quá vội vã chuyển sang thị trường bảo dưỡng hàng hiệu bởi sự cạnh tranh đang trở nên ngày càng gay gắt tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.

Hiện có khoảng 30 cửa hàng bảo dưỡng hàng hiệu tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Tình trạng cạnh tranh gay gắt có thể gây ra những cuộc chiến giá cả.

“Một số cửa hàng tại Hàng Châu bắt đầu cắt giảm giá xuống chỉ còn 40 tệ cho dịch vụ làm sạch túi xách. Với mức giá dịch vụ như thế thì rất khó khăn để họ có thể thu được lợi nhuận khá”, ông Wang Ruilin cho biết.

“Sự bão hòa nhanh chóng sẽ tàn phá thị trường bảo dưỡng hàng hiệu. Ngành công nghiệp bảo dưỡng hàng hiệu cũng giống như các ngành khác, sẽ cần một hành trình dài để đi. Tuy vậy, chúng tôi cũng khá lạc quan về triển vọng trong tương lai”, một nhà phân tích cho biết.

Theo Vef

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19 + eleven =

To Top