Connect with us

Thủy sản: Mỏ vàng của Việt Nam

Tin trong nước

Thủy sản: Mỏ vàng của Việt Nam

Theo dự báo của Gafin, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011 sẽ đạt 5,3 tỷ USD, trong đó tôm đạt 2,3 tỷ USD, cá tra đạt 1,8 tỷ USD.

Sáng nay, ngày 4/6, Hội thảo Cá tra Việt Nam – Tầm nhìn 2015 – Xu hướng xuất khẩu, phân tích lợi thế cạnh tranh và giải pháp phát triển bền vững được Trung tâm nghiên cứu và phân tích dữ liệu Gafin tổ chức tại TPHCM.

Trong hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản cũ, người gắn bó hơn 25 năm trong ngành thủy sản cho biết thủy sản là “mỏ vàng của Việt Nam”.

Nhận định của bà Minh có cơ sở khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng dương liên tục từ năm 1997 đến năm 2010 (trừ năm 2009 tăng trưởng âm do khủng hoảng kinh tế thế giới). Thủy sản cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Theo dự báo của Gafin, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011 sẽ đạt 5,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, xuất khẩu cá tra đạt 1,8 tỷ USD.

Tôm và cá tra là hai sản phẩm chủ lực, chiếm 73% trong tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam năm 2010. Bà Nguyễn Thảo Dân, giám đốc nghiên cứu của Gafin cho biết giá trị xuất khẩu tôm và cá tra tăng trưởng bình quân lần lượt 12%/năm và 87%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010.

Dựa vào mô hình đánh giá lợi thế so sánh của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO) trong đó tăng trưởng thị phần ở từng thị trường nhập khẩu được giải thích bằng lợi thế về quy mô và lợi thế tương đối giữa các nước với nhau, báo cáo của Gafin cho rằng hai mặt hàng cá tra và tôm của Việt Nam có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh tốt khi thâm nhập vào thị trường thế giới.

Cách đây 10 năm, thủy sản là một mặt hàng cao cấp, được tiêu thụ chủ yếu bởi tầng lớp có thu nhập thấp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tầng lớp tiêu thụ nhiều thủy sản nhất là tầng lớp có thu nhập trung bình.

Nghiên cứu của ông Trương Trí Vĩnh, một chuyên gia ngành thủy sản, cho biết đó là thay đổi lớn nhất của ngành thủy sản trong 10 năm trở lại và thủy Việt Nam đã hưởng lợi từ sự thay đổi này. 

Lý giải về sự thay đổi về phân khúc thị trường này, ông Vĩnh cho biết nguồn cung thủy sản gia tăng làm giá của thủy sản từ phân khúc tiêu thụ cao cấp giảm về phân phúc tiêu thụ trung bình. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế thế giới gia tăng tầng lớp thu nhập trung bình.

Dưới góc độ kinh tế học, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, giám đốc trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng thủy sản là một ngành rất quan trọng và có sức tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất, các cơ chế kiểm soát và minh bạch thông tin trong ngành thủy sản không phát triển kịp với tốc độ tăng trưởng của ngành.

Hậu quả mà người trong ngành có thể nhìn thấy đó là thị trường cá tra thất bại trong việc thiết lập một mức giá chính xác, ở mức cao. 

Ông Thành lý giải: trong tình trạng bất đối xứng thông tin, người mua không thể phân biệt được cá tra phẩm chất tốt, giá cao với cá tra có phẩm cấp trung bình, giá thấp. Do đó, người mua sẽ ưu tiêu chọn lựa các loại cá tra có giá thấp. Dần dần, thị trường cá tra hội tụ về mức giá thấp.

Tổ chức cộng đồng cho cá tra Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng thị trường thủy sản chịu tác động rất lớn bởi các quy luật của thị trường. Trong thị trường, quy luật bàn tay vô hình dẫn đến những hành xử “vô thức” có tác động dây chuyền gây nên chu kỳ giá, sau đó, giá lại tác động trở lại tất cả mọi thành viên tham gia vào ngành. Khi giá cá tra cao tất cả mọi thành viên đều “đồng khởi” đầu tư, khi giá thấp thì ao bị treo.

 

Dưới góc độ kinh tế, ông Thành lý giải cũng như những mặt hàng nông nghiệp khác, tín hiệu giá có độ trễ. Do đó, trong ngành nông nghiệp thường xuyên xảy ra chu kỳ về giá và sản lượng.

Bà Minh cho rằng mỗi thành viên nằm trong chuỗi sản xuất lệ thuộc vào cách thức hành xử trên thị trường của các thành viên khác. Các hành vi ứng xử của mỗi cá nhân và doanh nghiệp, đặt biệt là vấn đề giá, có tác động lan truyền đến toàn bộ thành viên của cộng đồng.

Theo bà Minh, không một cá nhân, tổ chức nào có khả năng đơn phương giảm thiểu tác động của “bàn tay vô hình”; thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thị trường và nhất là việc triển khai hoạt động phát triển thị trường chuyên nghiệp, tiếp cận đến đối tượng chính là người tiêu dùng.

Để giải quyết bài toán trên của ngành thủy sản, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh khẳng định: “Tổ chức cộng đồng yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội”. 

Bà Minh đề xuất ngành thủy sản cần học cách của Na Uy làm thí điểm cho ngành sản xuất cá tra. Lập quỹ phát triển thị trường cá tra do Ủy ban cá nước ngọt Vasep quản lý, xây dựng thương hiệu chung, thống nhất hệ tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm cơ bản là cá tra và xây dựng cơ chế quản lý giá.

Theo DVT

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twelve − two =

To Top