Connect with us

Vespa: Từ sự hoài nghi đến phép mầu nhiệm

Tin quốc tế

Vespa: Từ sự hoài nghi đến phép mầu nhiệm

Hơn 60 năm dẫn đầu trong ngành sản xuất xe gắn máy, lịch sử của hãng Vespa (và Piaggio Group) là một ví dụ có một không hai về những sáng tạo công nghệ. Từ lâu, những chiếc Vespa không chỉ đơn thuần là phương tiên đi lại tiện lợi và an toàn mà còn trở thành một phần của lịch sử xã hội.

Không những vậy, Vespa đã trở thành một biểu tượng của sự sáng tạo Italia nổi tiếng trên toàn thế giới với những sản phẩm đột phá làm nên thành công ngày càng vang dội của hãng. Nói về lịch sử đã làm nên huyền thoại Vespa trước hết phải nói đến một con người, nhà phát minh, một thiên tài – ông là Corradino D’ Ascanio.

Người tạo ra “Ong Bò Vẽ”

Những ngày này tại thành phố Pontedera của Italia, tập đoàn Piaggio cùng các tổ chức đang mở một triễn lãm lớn nhằm tri ân nhà phát minh ra xe tay ga Vespa (được hiểu là Ong Bò Vẽ trong tiếng Italia), ôn lại chặng đường dài đầy phiêu lưu với hàng trăm ý tưởng tuyệt vời của ông. Đó là Corradino D’ Ascanio mà người ta gọi là một con người, một thiên tài, một ảo thuật gia, một huyền thoại. Triển lãm cũng đưa khách tham quan tới 4 khu vực đó với hàng loạt hạng mục được trưng bày như những bản vẽ, tài liệu nguyên bản, những ấn phẩm đương thời cũng như những mẫu xe Vespa từ bộ sưu tập của bảo tàng Piaggio.

Trọng tâm của khu vực triễn lãm “một thiên tài” – thực hiện bởi Giorgetto Giugiaro là một bộ sưu tầm, bằng sáng chế, những bản vẽ tái hiện quá trình hình thành sự nghiệp của Corradino D’ Ascanio. Những vật trưng bày này thể hiện nguồn gốc của một thiên tài về kỹ thuật, đưa ông đến với phát minh nguyên mẫu đầu tiên của chiếc máy bay hiện đại cho đến chiếc Vespa vào giữa năm 1945 -1946, khởi đầu câu chuyện thành công đặc biệt của một trong những biểu tượng của ngành công nghiệp và sức sáng tạo của Italia.

Khi nói về Vespa, người ta nói về người phát minh ra nó là Corradino D’ Ascanio, nhưng cũng phải nhắc đến người đề nghị và yêu cầu ông làm việc đó là  Enrico Piaggio – con trai của người sáng lập ra tập đoàn Piaggio. Ông đã tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phục vụ tái thiết sau chiến tranh. Trực giác đã mách bảo ông rằng, thiết kế độc đáo và phát minh của Corodino DAssicano sẽ giúp ý tưởng sản xuất xe gắn máy của ông chắc chắn sẽ thành công. Điều đó đã đúng với sự ra đời của Vespa.

Corrodino D’Assicano cho rằng những chiếc xe gắn máy trông thật bất tiện và kềnh càng, bánh xe thì khó thay khi bị thủng lốp, đĩa xích làm bẩn chiếc xe. Và với kinh nghiệm về hàng không của mình đã giúp ông tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề. Để loại bỏ chuỗi dây xích, ông liên tưởng đến một chiếc xe chạy với lực đẩy của cơ thể và các bánh răng khớp nhau. Để lái xe dễ dàng hơn, ông đã đưa phần tay côn lên ghi đông xe. Để thay lốp dễ dàng hơn, ông không dùng thanh mẫu ba chạc mà dùng đòn bẩy hỗ trợ tương tự như một động cơ quay của máy bay. Cuối cùng ông đã thiết kế phần thân để bảo vệ người lái khỏi bụi bặm và nhếch nhác. Vị trí ngồi lái Vespa được thiết kế cho phép người lái ngồi thoải mái và an toàn, không nguy hiểm như ngồi trên một chiếc xe gắn máy bánh cao.

Chiếc xe Vespa đầu tiên ra đời vào 1946

Những bản vẽ của ông, thiết kế của ông được coi là nguyên bản đầu tiên và là một cuộc cách mạng đối với tất cả các phương tiện vận chuyển hai bánh được biết đến thời bấy giờ. Và chiếc Vespa nguyên mẫu đầu tiên đã được sản xuất tại Pontedera vào tháng 4 năm 1946. Với chỗ ngồi rộng rãi dành cho người điều khiển xe, phần hông nhỏ gọn, người ta đã phải thốt lên “trông nó giống như một con Ong Bò Vẽ thực sự vậy”. Và con Ong Bò Vẽ đó bắt đầu những năm tháng làm nên tên tuổi huyền thoại của mình – Vespa.

Đến kỷ lục 17 triệu chiếc Vespa được bán ra

Nói về lịch sử của Vespa, người ta cũng hay nói đến “Từ sự hoài nghi đến phép mầu nhiệm”. Ngay sau khi đăng ký bằng độc quyền sáng chế, chỉ trong một thời gian ngắn, Vespa 98cc đã ra mắt công chúng với việc sản xuất hàng loạt (khoảng 2.500 chiếc trong năm 1946) và từ đó sản lượng tăng liên tục. Năm 1947, với sự ra mắt của Vespa 125cc sản lượng tăng lên hơn 10.500 chiếc và năm 1948 sản xuất đạt gần 20.000 xe. Vào năm 1950, khi nước Đức được cấp giấy phép đi vào sản xuất sản lượng đã lên đến 60.000 xe và chỉ ba năm sau đó đã có hơn 170.000 sản phẩm nữa ra đời. Và tính đến nay, với 148 mẫu, đã có hơn 17 triệu chiếc Vespa được bán ra – một hiện tượng độc đáo của ngành sản xuất mô tô hai bánh.

Chiếc xe Vespa hiện tại

Thị trường nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự ra đời của con Ong Bò Vẽ. Enrico Piaggio tiếp tục khuyến khích sự lan truyền thương hiệu Vespa ở nước ngoài, tạo ra một mạng lưới dịch vụ rộng rãi trên toàn Châu Âu và thế giới. Cá nhân ông luôn duy trì sự chú ý và quan tâm phát triển sản phẩm của mình, đưa ra những mẫu mã và mô hình mới. Đến năm 1953, trên thế giới đã có hơn 10.000 điểm dịch vụ, bao gồm cả Châu Mỹ, Châu Á và câu lạc bộ Vespa đã có hơn 50.000 thành viên ( đến nay đã có CLB Vespa thế giới và 35 CLB quốc gia, 685 CLB địa phương).

Có khoảng 20.000 thành viên đam mê Vespa đã phát động “ Ngày Vespa” ở Italia trong năm 1951 (Tính từ năm 1946 -1965 đã có gần 3.500.000 chiếc Vespa được bán ở nước Ý với tỉ lệ 1 chiếc xe trên 50 người dân) và việc điều khiển một chiếc Vespa đồng nghĩa với sự tự do, phóng khoáng và mối quan hệ xã hội thoáng đãng. Xe tay ga mới – Vespa đã trở thành biểu tượng của một lối sống vào thời kỳ bấy giờ thông qua các hình ảnh trong rạp chiếu phim, trong văn học, trong quảng cáo, trong thể thao, du lịch…

Theo DDDN

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

fourteen − 9 =

To Top