Connect with us

Forbes: Vinagame đủ tầm bước ra biển lớn

Tin trong nước

Forbes: Vinagame đủ tầm bước ra biển lớn

Tạp chí Forbes viết Vinagame đang trở thành "đại gia" thực sự trong làng cung cấp dịch vụ giải trí trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á. Thậm chí, so với Shanda và Tencent của Trung Quốc, VNG cũng đang nắm không ít lợi thế để có thế sớm xưng hùng xưng bá.

Tạp chí Forbes đã có một cái nhìn tổng quan về “đại gia” mới nổi này, Nhịp Sống Số lược đăng để cùng nhìn lại VNG sau chặng đường 5 năm phát triển.

Mục tiêu thương hiệu trực tuyến số 1 Việt Nam

Đại bản doanh đóng ngay ở lầu 2 siêu thị Big C, bên con phố luôn đông nghịt xe cộ – một cảnh thường thấy ở Sài Gòn, nên không dễ để người ta có thể tìm được trụ sở của VNG. Tuy nhiên, bên trong những căn phòng được xếp đặt và trang trí kì cục, đội ngũ nhân viên trẻ của Vinagame vẫn chăm chú dán mắt vào màn hình máy tính, cùng tham vọng đưa công ty này trở thành nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến và mạng xã hội lớn nhất Việt Nam. VinaGame đang hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu đầu tiên, thành công gắn với môi trường kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam, một nền kinh tế được ví như con hổ của Châu Á.

Với khoản doanh thu đạt 50 triệu USD trong 2009 cùng tốc độ tăng trưởng thường niên lên tới 50%, VinaGame chính là một mô hình kinh doanh thành công điển hình nhờ vào môi trường Internet khi giao tiếp truyền thông liên lạc và tiêu dùng thời số hóa đang lên ngôi ở Việt Nam. Điều đặc biệt: ở tuổi 32, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng chính là một game thủ có hạng.

Bước ra biển lớn

Từng nhiều năm lăn lộn với nghề tài chính, Lê Hồng Minh đã quyết định bỏ nghiệp để lập ra VinaGame năm 2004, cùng với một số game thủ thân thiết. Bận bịu với công việc, doanh nhân đất Sài Gòn đã buộc phải bỏ thói quen chơi game ngày xưa, từ 4-5 tiếng mỗi ngày xuống còn 1 giờ.

Phần nào ngại ngùng và khiêm tốn khi nói về những thành công của mình nhưng Minh có một khát vọng lớn trong huyết quản. Giám đốc trẻ của VinaGame tin rằng một ngày nào đó Minh sẽ có thể niêm yết cổ phiếu của công ty trên những sàn giao dịch chứng khoán danh tiếng ở Hồng Kông hay Nasdaq (Mỹ).

Chiếm tới 65% thị phần trong tổng số 109 triệu USD tổng doanh thu từ thị trường game trực tuyến nhưng vị thế và ảnh hưởng của VinaGame ở tầm châu lục vẫn còn hạn chế nếu so sánh Việt Nam với hai thị trường lớn Trung và Hàn Quốc. Tuy vậy, ở trong nước, vị thế của Vinagame là không cần bàn cãi. Lấy ví dụ: trong vòng 1 tháng kể từ khi phát hành phiên bản tiếng Việt game Kiếm Thế của Kingsoft Corp, VinaGame đã thu hút được khoảng 3,5 – 4 triệu game thủ.

Mạng xã hội – miếng bánh béo bở

VinaGame cũng đang tích cực đầu tư sang lĩnh vực mạng xã hội. Việc đổi tên thành VNG có thể coi là một chiến lược muốn đi xa hơn thị trường trò chơi trực tuyến. Sau hai năm giới thiệu cổng thông tin Zing.vn, sản phẩm của Vinagame được Alexa xếp hạng chỉ sau Google và Yahoo, tính riêng ở Việt Nam. Trong chi Zing Me cũng đang dẫn đầu thị trường nội địa với hàng loạt dịch vụ công cộng nhiều người quan tâm như nhạc số, giải trí, tin tức, email và tin nhắn tức thời, cùng 4 triệu người dùng.

Theo đánh giá của Benjamin Joffe, CEO hãng nghiên cứu và cung cấp dịch vụ xây dựng chiến lược kinh doanh trực tuyến tập trung vào thị trường châu Á có tên Plus 8 Star, đóng tại Bắc Kinh: “VinaGame đang trở thành một hình ảnh của Tencent trước đây”. Cũng giống như nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Trung Quốc, Vinagame được quỹ đầu tư mạo hiểm IDG nâng đỡ. Đầu 2005, IDG rót 500.000 USD vào VinaGame, sau khi quỹ này kiếm được 300 triệu USD nhờ vào thương vụ hợp tác cùng Tencent, vỏn vẹn 2 triệu USD ban đầu.

Cũng giống như nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Trung Quốc, Vinagame được quỹ đầu tư mạo hiểm IDG đầu tư 2005 số tiền 500.000 USD, sau khi “kiếm được” 300 triệu USD từ khoản đầu tư 2 triệu USD vào Tencent và trở thành một trong những thương vụ thành công nhất của IDG ở Trung Quốc.

Theo đánh giá của Herry Nguyễn, giám đốc điều hành chi nhánh IDG Việt Nam: “Thị trường Việt Nam cũng tương tự như thị trường Trung Quốc 10 năm trước”.

Hiện Tencent cũng là một trong số các nhà đầu tư vào VinaGame với thỏa thuận sẽ đưa dịch vụ chat QQ và các trò chơi phổ thông đến tay người dùng Việt Nam thông qua VinaGame. Ngoài ra, Johnny Shen, người từng giữ cương vị giám đốc phụ trách mua bán và sáp nhập (M&A) của Tencent cũng đã về dưới trướng VinaGame từ năm 2008, đảm nhiệm vai trò giám đốc tài chính, kiêm phó chủ tịch điều hành phụ trách chiến lược và phát triển. Hiện VinaGame cũng có sự hiện diện của Goldman Sachs – một “đại gia” trong số các ngân hàng đầu tư của Mỹ.

Thành công đến với VinaGame là do công ty này đã biết chắt chiu những kinh nghiệm quý báu từ Shanda và Kingsoft của Trung Quốc. Chẳng hạn, nhờ vào mô hình bán thẻ chơi game trả trước tại các tiệm internet công cộng ngay từ đầu 2006, VinaGame đã bắt đầu đạt được lượng dòng tiền lưu động. Theo Henrry Nguyễn thì: “Hơi quá lời, nhưng có thể nói ngay từ đầu, mô hình này đã trở thành cái máy in tiền.” Nhờ vào đó, VinaGame không những đạt được mức lợi nhuận lớn, mà còn đủ tiềm lực để tái đầu tư mở rộng thị trường.

Xu hướng bản địa hóa và đa dịch vụ

Hiện VinaGame cũng bắt đầu có những game mang thương hiệu riêng, cho dù chỉ chiếm 5%. Số còn lại chủ yếu phát hành theo giấy phép từ các công ty phát triển game của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Doanh thu game trực tuyến ở một số thị trường châu Á – Nguồn: Forbes

Theo ông Lê Hồng Minh: “Game là một ngành công nghiệp nội dung. Nó phải phát triển để phù hợp với thị hiếu và bản sắc văn hóa của thị trường sẽ phát hành. Ở Việt Nam, game giải trí vui vẻ và thuộc thể loại hoạt hình đang chiếm ưu thế”. Ông Minh cũng cho biết, VinaGame đang lên kế hoạch sớm giới thiệu Thuận Thiên Kiếm, một game được phát triển dựa vào lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện VinaGame cũng đang phải đối mặt với tình trạng lộn xộn giữa các mô hình kinh doanh giữa game trực tuyến, mạng xã hội… với các dịch vụ nhạc số, tin tức và cổng thông tin giải trí: “Rõ ràng, mô hình kinh doanh game trực tuyến không thể nào giống với khi làm điện ảnh.”, Herry Nguyễn chia sẻ quan điểm.

Ngoài ra, kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, khi các game có nội dung bạo lực sẽ không được phép phát hành. Rất may là từ trước đến nay, VinaGame vẫn thuộc dạng “trong sạch”.

Theo Vnbrand

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

four × three =

To Top