Tin trong nước
Người Việt dùng hàng Việt: Góc nhìn nhãn hiệu
Nếu chỉ cứ chăm chăm lo phục vụ người dùng nước ngoài theo kiểu có nải chuối, củ khoai nào ngon thì đem ra chợ, cái nào không ngon thì để ở nhà như tâm lí của người dân quê thì thị trường nước ngoài chưa thấy, chỉ thấy thị trường trong nước bỏ ngỏ cho những hàng hóa của nước khác tràn ngập.Công ty Hàn Quốc và điện thoại Sfone
Trong một lần gặp khách hàng là một công ty Hàn Quốc tại Tp.HCM, khi họ đưa danh thiếp, tác giả bài viết này hơi ngạc nhiên khi thấy cả giám đốc lẫn phó giám đốc công ty đều sử dụng mạng điện thoại di động Sfone. Càng ngạc nhiên hơn nữa về khi nhìn Laptop của họ. Họ không dùng Macbook, HP, Sony Vaio hay những dòng Laptop quen thuộc dành cho doanh nhân mà loại họ dùng lại là Laptop Samsung.
Nhưng đó là chuyện cũ, giờ thì tác giả không còn ngạc nhiên về điều đó nữa. Tại thời điểm tác giả gặp hai người này, Sfone là một liên doanh giữa SPT và SK Telecom, một tập đoàn viễn thông của Hàn Quốc. Còn Samsung thì khỏi phải bàn cãi, vì bản thân thương hiệu này đã là một niềm tự hào của người Hàn Quốc trong suốt một thời gian dài. Dường như việc sử dụng sản phẩm của chính nước mình đã tạo nên một đặc trưng của người dân Hàn Quốc.
Honda Việt và Honda Thái
Người tiêu dùng Việt
Thông thường giá của Honda Thái sẽ cao hơn so với xe Honda Việt
Nhưng trên thực tế, người tiêu dùng Việt vẫn thích xe của Honda Thái hơn. Tâm lí thích hàng ngoại của người tiêu dùng Việt không chỉ dừng lại ở xe máy mà nó còn lan rộng ra nhiều loại sản phẩm khác để có thể nói việc sử dụng hàng ngoại trở thành một cái “mốt” và tâm lí phổ biến.
Đầu Karaoke 5 số Ariang
Thêm một dẫn chứng khác. Ariang là một tên tuổi hàng đầu Việt
Nếu sản phẩm tốt thì sẽ được lựa chọn
Nếu sản phẩm tốt thì sẽ được lựa chọn. Người tiêu dùng không có thời gian và cũng không cần phải quan tâm xem sản phẩm này của nước nào.
Bản thân doanh nghiệp Việt khi lấy một cái tên “Tây” thì họ sẽ có cái thuận lợi khi sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ tại nước ngoài. Đây là một ước mơ chính đáng và rất đáng trân trọng. Nhưng mặt khác, nếu nhìn một cách tổng thể việc lấy tên Tây như vậy, trong chừng mực nào đó dường như doanh nghiệp Việt chưa có ý thức xây dựng hình ảnh hàng Việt Nam trong lòng người Việt Nam.
Nói rộng ra, với tâm lí chuộng “ngoại” của người Việt, doanh nghiệp Việt cũng chạy theo con đường “Tây hóa” bằng những cái tên rất Tây để đáp ứng cho nhu cầu sính ngoại kia. Kết quả là người Việt vẫn thờ ơ với hàng Việt.
Tìm lối đi cho hàng Việt
10 năm trước An Phước là một cái tên còn rất xa lạ. Nhưng thời điểm này, An Phước là lựa chọn số 1 của những người làm văn phòng tại Tp.Hồ Chí Minh. Gắn liền với An Phước là một sản phẩm hoàn toàn Tây: Pierre Cardin. Từ chỗ chỉ là một đơn vị nhận gia công cho Pierre Cardin An Phước đã tiến một bước dài khi nhận nhượng quyền của Pierre Cardin. Không chỉ sản xuất sản phẩm này tại Việt
Điều đáng nói bên cạnh người khổng lồ Pierre Cardin, An Phước đã có một vị trí vững mạnh trong lòng người tiêu dùng với một bộ mặt rất Việt. Trong vô vàn những sản phẩm may mặc của cả Việt
Chúng ta mơ ước và muốn xây dựng thói quen sử dụng hàng Việt của người Việt trước hết bản thân doanh nghiệp Việt phải có một ý thức rất “Việt”. Bản thân việc đặt một cái tên rất “Tây” không có tính quyết định. Để người Việt trân trọng hàng Việt cũng tương tự như người Hàn ở đầu câu chuyện ít ra doanh nghiệp xứ ta phải có ý thức trân trọng người dùng Việt. Nếu chỉ cứ chăm chăm lo phục vụ người dùng nước ngoài theo kiểu có nải chuối, củ khoai nào ngon thì đem ra chợ, cái nào không ngon thì để ở nhà như tâm lí của người dân quê thì thị trường nước ngoài chưa thấy, chỉ thấy thị trường trong nước bỏ ngỏ cho những hàng hóa của nước khác tràn ngập. Âu đó cũng là việc doanh nghiệp trong nước nên cân nhắc.
Theo Tuanvietnam