Connect with us

Marketing hàng hiệu: Giá cả khách hàng cảm nhận luôn cao hơn giá thực

DNA Viết

Marketing hàng hiệu: Giá cả khách hàng cảm nhận luôn cao hơn giá thực

Một nguyên tắc chung là giá cả khách hàng tưởng tượng khi nhìn thấy hàng hiệu phải cao hơn giá cả thực của nó. Điều này không giống như marketing truyền thống.

Trong quảng cáo hàng hiệu, người ta thường trình chiếu về hình ảnh sản phẩm mà không kèm theo mô tả và đương nhiên là không kèm theo giá. Trong thế giới hàng hiệu, giá cả là điều không cần phải nhắc tới. Nếu bạn đi dùng bữa tối tại nhà hàng sang trọng nhất, bạn có chọn món ăn dựa trên giá cả không? Thêm vào đó, một số nhà hàng cao cấp không niêm yết giá cả vào thực đơn.

Một nguyên tắc chung là giá cả khách hàng tưởng tượng khi nhìn thấy hàng hiệu phải cao hơn giá cả thực của nó. Điều này không giống như marketing truyền thống. Renault giới thiệu mẫu xe Logan với giá khởi điểm $8500, nhưng mẫu với đầy đủ tính năng sẽ lên tới $11000. Các nhà phân phối thường có chiến thuật như trên. Họ sẽ cố gắn thu hút khách hàng bằng giá rẻ, sau đó thêm vào các tính năng riêng để khách hàng lựa chọn và trả thêm tiền. Hãng EasyJet bán vé máy bay khứ hồi London – Paris với giá $45 nhưng với số ghế với giá như vậy là hạn chế và được bán hết rất nhanh. Các khách hàng khác sẽ phải mua các số ghế còn lại với giá cao hơn một ít.

Trong thế giới hàng hiệu, khi giá cả khách hàng nghĩ cao hơn giá cả họ phải trả thì:

  • Khi một người đeo đồng hồ Cartier Pasha, những người xung quanh khi nhìn thấy sẽ dự đoán giá trị của nó cao hơn (vì tính chất hàng hiệu của nó). Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp của người sở hữu nó.
  • Khi bạn tặng ai một món quà là hàng hiệu, họ sẽ ấn tượng vì trong đầu họ nghĩ món quà có giá trị rất cao.

 Biên dịch: Nguyễn Thanh Hồng Ân – DNA Branding

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 + twelve =

To Top