Connect with us

Logo và slogan chỉ như… mỹ phẩm

Tình huống thương hiệu

Logo và slogan chỉ như… mỹ phẩm

Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu tiêu tốn hàng trăm ngàn USD tiếp thị bản thân là điểm đến du lịch trong khi khách luôn gặp khó khăn khi xin thị thực để thực sự được đặt chân tới đất nước này, và lại bị lái xe taxi lừa đảo tại sân bay.

Trở lại hồi tháng 1, khi ngành du lịch Việt Nam vui mừng công bố logo và khẩu hiệu mới cho quốc gia, “Sự khác biệt Á Đông”. Khẩu hiệu này chưa thực sự hoàn hảo, nhưng còn tốt hơn rất nhiều so với các chiến dịch trước đây “Vẻ đẹp tiềm ẩn”.

Tuần này người ta thông báo rằng, vì lý do chưa xác định, các chiến dịch mới chưa được phê duyệt, và đó là thời gian để trở lại từ đầu, do đó đã lãng phí ba tháng cho việc tiếp thị điểm đến quý báu. Một logo và khẩu hiệu mới hiện nay đang được dò dẫm đi tìm.

Tuy nhiên, người ta nói rằng logo và slogan chỉ là mỹ phẩm. Chúng chỉ kích thích sự quan tâm của du khách bình thường, nhưng trừ khi biểu trưng và tiêu đề được chứng thực bởi kinh nghiệm thực thế của khách về sự hài lòng với lời hứa của logo, nếu không sẽ là vô giá trị và thậm chí phản tác dụng.

Ngành công nghiệp du lịch Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề lớn hơn việc xây dựng thương hiệu – đó là những khó khăn trong việc xin thị thực, cơ sở hạ tầng kém, tài xế taxi gian lận và các sự cố như thảm họa gần đây ở Vịnh Hạ Long là tất cả những vấn đề cần giải quyết trước khi đất nước có thể vươn ra thế giới và thị trường tự nó sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn. Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu tiêu tốn hàng trăm ngàn USD tiếp thị bản thân là điểm đến du lịch trong khi khách luôn gặp khó khăn khi xin thị thực để thực sự được đặt chân tới đất nước này, và lại bị lái xe taxi lừa đảo tại sân bay.

Đây là lý do tại sao tỷ lệ du khách quay trở lại Việt Nam lại thấp chỉ vào khoảng 5%, so với 49% của Thái Lan. Tiền dành cho việc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu lý do tại sao du khách không trở lại sẽ tốt hơn là quảng cáo để thu hút những người chỉ sẽ đến đây một lần và không bao giờ trở lại.

Và sau đó người ta đặt câu hỏi liệu Việt Nam có cần đến slogan không. Ba điểm đến du lịch hàng đầu năm 2010 là Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Họ có slogan không? Theo như tôi biết là không. Thử tìm hiểu một số công ty nổi tiếng thế giới như Microsoft, Google, Apple chẳng hạn – họ có slogan chăng? Hoàn toàn không (hay đã từng có nhưng hiện nay không cần nữa vì họ quá thành công).  Phần lớn các nước và các công ty có điểm chung đơn giản là sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt. Có kinh nghiệm đúng đắn thì bạn chẳng cần khẩu hiệu – tên của bạn là đủ. Ngay bây giờ, Việt Nam vẫn đang lo ngại về khẩu hiệu trước khi hoàn thành việc phát triển sản phẩm, đó là cách nghĩ quẩn.

Nhưng nếu Việt Nam cố tìm logo hay slogan mới, tại sao không phải là một cái gì đó kỳ lạ và độc đáo, giống như chính đất nước này? Thay vì sao chép chiến dịch thành công tại Thái Lan, Malaysia và Campuchia, tại sao không vươn ra ngoài và thử một cái gì đó triệt để hơn? Một người bạn của tôi gợi ý lấy Vietnam – Shhhhh! để phản ánh một thực tế là đất nước là một điểm đến còn chưa được khám phá, và là một bí mật mà du lịch đại chúng vẫn chưa khám phá ra. Tôi thích ý tưởng lấy xích lô/xe ôm đạt chuẩn chào mừng khách và sử dụng tiêu đề Vietnam! You! Ý tưởng đó không chỉ đặc biệt giống bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào khác, mà nó còn có nghĩa là chiến dịch quảng bá của Việt Nam là đều hướng về khách hàng.

Số khách du lịch đến Việt Nam tiếp tục tăng, với con số có khả năng đạt con số 6 triệu trong năm nay. Thử tưởng tượng Việt Nam sẽ thu hút được bao nhiêu du khách nếu thực sự tiếp thị bản thân một cách đúng đắn?

Theo Tim Russell – Vef 

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

five × two =

To Top