Connect with us

Kinh doanh trà chanh: Xu hướng hay trào lưu?

Tin trong nước

Kinh doanh trà chanh: Xu hướng hay trào lưu?

Nếu có một thứ đồ uống nào đang chiếm sóng trào lưu của giới trẻ thời gian gần đây, chắc chắn là trà chanh.

Trà chanh là cụm từ “siêu hot” đã và đang được các chủ quán tìm kiếm để lựa chọn là lĩnh vực kinh doanh cho mình. Chứng kiến thời kỳ hưng thịnh của trà chanh ở các tỉnh phía bắc, nhiều người vấn dang đặt dấu chấm hỏi cho mình rằng đây là xu hướng hay trào lưu và liệu nó có dài hạn hay không? .

Mỗi ngày bán hàng có thể thu về khoảng 1,2 đến 2 triệu đồng, doanh thu một tháng có thể ngót nghét 50 triệu đồng. Trừ chi phí, mặt hàng trà chanh có thể lãi 20 triệu đồng một tháng. Thêm vào đó, cách thức pha trà chanh cũng không quá phức tạp, nguyên vật liệu cũng dễ dàng mua được. Chính vì vậy mà người người nhà nhà đổ xô kinh doanh trà chanh.

Như nấm sau mưa, hơn 300 cửa hàng nhượng quyền khắp cả nước chỉ trong vài tháng. Nếu có một thứ đồ uống nào đang chiếm sóng trào lưu của giới trẻ thời gian gần đây, chắc chắn là trà chanh. Nếu ngày trước, trà chanh thường gắn thêm cụm từ “vỉa hè” thì bây giờ, trào lưu trà chanh trở lại với một phiên bản nâng cấp hơn, với một số điểm khác biệt như hương vị đa dạng hơn, không gian quán đẹp và giá thì nhỉnh hơn một chút.

051119 kinh doanh tra chanh 1

Có thể lý giải độ phủ cực nhanh và rộng bằng 1 phép so sánh. Nếu chi phí nhượng quyền thương hiệu và đầu tư cho 1 quán trà sữa là từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, thì với trà chanh, con số đó được chia làm 5. Nếu trà sữa có một không gian đẹp nhưng lại hao hụt đi không ít nguồn tài chính, quán cà phê với không gian ánh sáng đủ cho 1 bức hình đẹp nhưng tôn trọng quyền riêng tư của khách khác khiến bạn phải đi nhẹ nói khẽ cười duyên, thì với trà chanh, mọi giới hạn được phá vỡ.

Tối giản hóa chi phí, nguyên liệu rẻ nhưng đủ tươi sạch, không hiếm có khó tìm, một phần nào đó có lợi hơn cho sức khỏe, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, dù là 10.000 đồng cho 1 cốc, nhưng không phải khó để có lời

Cái hay của sự hồi sinh trà chanh là đã nâng tầm thành công cho một thứ tưởng đã lụi tàn. Thứ thức uống mộc mạc này tưởng chừng rơi vào dĩ vãng nay trở lại lợi hại hơn xưa với diện mạo văn minh và hiện đại hơn.

Tuy nhiên, kinh doanh không phải là một thứ thời trang phục hưng lại quá khứ. Sau giai đoạn bùng nổ, nó sẽ bước vào giai đoạn bão hòa. Đến lúc đó, chỉ có những cửa hàng kinh doanh ổn định mới có thể trụ lại được. Ổn định là chưa đủ, sẽ còn cần cải tiến và hướng cải tiến nào tiếp theo đây khi thị hiếu giới trẻ chưa bao giờ là một tảng băng cố định.

Chia sẻ về ý tưởng kinh doanh và bước đầu khởi nghiệp, chị Lý Anh, chủ chuỗi cửa hàng Trà chanh Chilly, Gò Vấp, cho biết, xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường, khách hàng và của bản thân, cũng là một người trẻ tuổi, chị đặt niềm tin hoàn toàn vào món thức uống bình dân này và dồn toàn tâm huyết vào việc cung cấp một không gian tụ tập dân dã nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng.

Theo chị Lý Anh, số vốn ban đầu để mở tiệm trà chanh là rất nhỏ, khoảng 150-250 triệu cho cả tiền thuê mặt bằng và đầu tư vật dụng, nguyên liệu. Số tiền chỉ bằng 1/2 so với đầu tư một quán cà phê hay trà sữa cao cấp. Việc lựa chọn địa điểm cũng không hề khó khăn: “Chỉ cần một địa điểm trong khu vực đông dân cư, khách hàng sẽ tự tìm đến với bạn bởi nhu cầu một không gian bình dân tiện lợi thì ở đâu cũng có.” chị Anh nói.

Kinh doanh trà chanh, từ chỗ chỉ là ảo tưởng đã trở thành cơ hội khởi nghiệp mới cho tất cả những người đam mê bước chân vào kinh doanh F&B. Vậy câu hỏi đặt ra cho tất cả những bạn trẻ đang có mơ ước khẳng định chính mình: Liệu bạn có dám làm?

Theo NCĐT 

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

fifteen − 7 =

To Top