Connect with us

Grab đăng ký thêm nghề bất động sản, mở ‘tiệm đồ ăn’ ở Việt Nam

Tin trong nước

Grab đăng ký thêm nghề bất động sản, mở ‘tiệm đồ ăn’ ở Việt Nam

Mở "tiệm đồ ăn", Grab chỉ cho thuê địa điểm để các quán ăn tự chế biến và giao món ăn cho tài xế vận chuyển, không phục vụ tại chỗ...

Sau một tháng thử nghiệm, Grab chính thức khai trương mô hình GrabKitchen tại quận Thủ Đức, TP.HCM ngày 8/10. Trước đó, mô hình này đã vận hành tại Indonesia với 10 địa điểm. Việt Nam là nước thứ hai Grab triển khai mô hình này.

Grab gọi dự án của mình là căn bếp trung tâm. Bên trong mặt bằng do Grab quản lý, 12 quán ăn có không gian riêng để chế biến món ăn, thức uống. Bếp trung tâm của Grab chỉ chế biến và giao món ăn cho tài xế vận chuyển đến khách, không phục vụ trực tiếp tại chỗ.

Đại diện Grab cho biết các quán ăn tham gia mô hình này là những thương hiệu được khách hàng ưa chuộng nhưng không có cơ sở ở gần khu vực.

Phía Grab cho biết lợi nhuận sẽ được phân chia cho hãng và quán ăn theo tỷ lệ phù hợp nhưng không tiết lộ con số cụ thể.

Theo Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Grab đã bổ sung thêm hai ngành nghề gồm kinh doanh cho thuê bất động sản; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động hồi tháng 4.

101019 GrabKitchen 1

Đại diện Grab xác nhận việc đăng ký thêm hai ngành nghề kinh doanh trên nhằm phục vụ việc triển khai GrabKitchen theo đúng thủ tục pháp lý. Vị này cũng nhấn mạnh doanh nghiệp không tham gia lĩnh vực bất động sản.

Grab cho biết đang đứng đầu thị trường giao thức ăn ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Kantar vào tháng 8. Số lượng đơn hàng GrabFood tiếp nhận mỗi ngày khoảng hơn 300.000.

Theo báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á 2019 của Google và Temasek, thị trường gọi xe trực tuyến và giao thức ăn ở Việt Nam đang có giá trị khoảng 1 tỷ USD. Con số này sẽ tăng lên 4 tỷ USD vào năm 2025.

Ngoài Grab, hai ứng dụng khác đang cạnh tranh quyết liệt trên thị trường giao thức ăn là Go-Viet với dịch vụ Go-Food và Now.

Go-Food hồi tháng 8 cũng tuyên bố đang đứng đầu thị trường với hàng trăm nghìn đơn hàng mỗi ngày nhưng không công bố con số cụ thể. Trong khi đó, Now hoạt động tại Việt Nam từ năm 2015 nhưng hiện im ắng hơn so với hai đối thủ mới gia nhập thị trường hơn một năm.

Theo Zing

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

seventeen + three =

To Top