Connect with us

Google mua Motorola, một sai lầm chiến lược?

Tin quốc tế

Google mua Motorola, một sai lầm chiến lược?

Thương vụ thu mua Motorola Mobility (mảng di động của Motorola) với trị giá 12.5 tỉ USD đã gây chấn động trong giới đầu tư và công nghệ. Nhiều nhà bình luận cho rằng đây là chiêu thức của Google nhằm sở hữu một danh mục các bản quyền phần mềm của Motorola. 

Tuy nhiên Google có vẻ như đã thả mồi bắt bóng vì việc mua lại Motorola Mobility có thể là kết quả của một tính toán sai lầm về cách nắm bắt giá trị trong thế giới điện toán di động. Bước đi sai lầm về chiến lược này đã đặt Google vào vị thế yếu hơn.

Để hiểu tại sao Google lại rơi vào tình trạng như vậy, đầu tiên chúng ta cần xem xét phần mềm di động Android trong bức tranh danh mục sản phẩm của Google. Danh mục này hoàn toàn đồng nhất với nhau vì tất cả đều là dịch vụ “đám mây”, tất cả ngoại trừ Android. Do đó Android trở nên kì dị trong danh mục sản phẩm của Google vì 2 lý do sau:  

1) Android không phải là một ứng dụng hay phần mềm dành cho người dùng cuối. Nó là phần mềm hệ thống; có nghĩa là khách hàng của Android là những công ty chuyên xây dựng và tích hợp hệ thống, không phải người dùng cuối. Một công ty sản xuất điện thoại hay thiết bị cần mua bản quyền của Android, sau đó mới phát triển sản phẩm mà sản phẩm này cần phải được một bên thứ 3 chấp nhận – thường là nhà điều hành mạng di động – trước khi chúng được bán cho người sử dụng. Phần mềm hệ thống có thể ví như “hệ thống ống nước” (ví dụ như Windows) cho phép các ứng dụng có thể vận hành trên nó. Về cơ bản đó là một nền tảng.

2) Android là một trong những nền tảng mà trên đó các dịch vụ của Google có thể vận hành. Ngoài Android, các dịch vụ của Google cũng có thể hoạt động trên các nền tảng khác, ví dụ như Gmail, Google Search, Google Maps có thể vận hành tốt trên iPhone (hay Windows). Điều này cho thấy các dịch vụ của Google có thể vận hành trên nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên các nền tảng di động lại không dễ tích hợp bằng các nền tảng điện toán truyền thống. Chính vì vậy các công ty sở hữu nền tảng điện toán truyền thống (Apple hoặc Microsoft) có thể “ngắt” dịch vụ của Google chỉ trong tích tắc. Bằng việc sở hữu một nền tảng của riêng mình, Google có thể đảm bảo rằng các dịch vụ của mình có thể tới người sử dụng cuối mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Nói cách khác, Google nắm quyền lực về mảng phân phối. Đây là một  mô hình kinh doanh sáng tạo, nhưng cũng đi kèm với nhiều phức tạp.

Khi quyết định mua Motorola, Google đã đặt cược rất lớn rằng smartphone (điện thoại thông minh) và tablet (máy tính bảng) đã đủ phát triển và có thể được tích hợp dễ dàng mà không đòi hỏi Google phải làm chủ toàn bộ chuỗi giá trị. Trong năm vừa qua, Google dường như đã đặt cược đúng khi Android đã nhanh chóng được chấp nhận.    

Tuy nhiên gần đây chiến lược bắt đầu bị rạng nức. Những vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ đã buộc các nhà sản xuất phải trả tiền bản quyền, qua đó gián tiếp làm tăng chi phí. Lúc này sự phân hóa bắt đầu xuất hiện khi một số nhà sản xuất quyết định không nâng cấp lên các phiên bản cao hơn. Do đó họ bắt đầu tự chỉnh sửa các phần mềm và việc này làm mất đi tính năng của phần mềm và gây ra sự không đồng nhất xét về trải nghiệm của người sử dụng.  

Tất cả các vấn đề nói ở trên là nguyên nhân trực tiếp khiến Google đặt cược vào Android. Tuy nhiên ngày càng khó để khẳng định liệu các dịch vụ của Google có tới được người dùng cuối một cách dễ dàng. Ngày nay chúng ta có thể nhận ra rằng chiến lược trên của Google đã gặp trở ngại khi smartphone chưa đạt đến đúng tầm phát triển.  

Google đã nắm được nền tảng của Motorola để có thể tạo ra và bán các sản phẩm tích hợp. Chúng ta có thể ví von như sau, Google giờ đã không còn chỉ là nhà cung cấp hệ thống ống nước, mà đã trở thành một công ty xây dựng và phát triển bất động sản. Giờ đây công ty có thể tự phát triển những sản phẩm thể hiện giá trị của dịch vụ. Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm sao nó vừa có thể cung cấp hệ thống ống nước cho các công ty xây dựng trong khi đó nó vừa cạnh tranh trực tiếp với các công ty này?

Theo Marketing Chiến Lược

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

four + eleven =

To Top