Connect with us

Giáo dục và y tế chiếm hơn 50% tổng chi tiêu hộ gia đình

Tin trong nước

Giáo dục và y tế chiếm hơn 50% tổng chi tiêu hộ gia đình

Đó là thông tin do chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đưa ra trong buổi công bố báo cáo Phát triển con người Việt Nam năm 2011 (HDI) tại Hà Nội sáng 9.11.

Theo bà Ingrid Fitzgerald, tác giả chính của báo cáo, khoảng một nửa chi tiêu chung cho giáo dục ở Việt Nam là từ các hộ gia đình, tùy thuộc vào cấp học và tăng mạnh ở những cấp học cao hơn. Số liệu chính thức của năm 2008 cho thấy, ở cấp tiểu học, chi tiêu của hộ gia đình chiếm 17,5% tổng chi tiêu thì ở cấp đại học, con số này tăng đến 52,2%. Mức chi tiêu này cao hơn rất nhiều so với mức 30% được coi là tối ưu để đảm bảo công bằng và xã hội và phát triển con người.

Với y tế, năm 2008 chi tiêu công chỉ chiếm 2,8% GDP do phần lớn chi tiêu cũng đến từ khu vực tư nhân. Đa số chi tiêu tư nhân là của hộ gia đình, dành đến 56% trong tổng chi tiêu.

Trả lời Sài Gòn Tiếp Thị, bà Fitzgerald cho biết hiện chưa có con số chi tiêu của hộ gia đình cho y tế và giáo dục chính thức cho năm 2010, nhưng kết quả sơ bộ cho thấy chi phí tiếptục tăng lên, cùng với việc tính theo lạm phát. “Chi tiêu dành cho giáo dục và y tế của hộ gia đình ngày càng nhiều”. Do đó các khoản chi này trở thành một gánh nặng cho các hộ nghèo và thiệt thòi.

Bên cạnh đó, chi tiêu công cho giáo dục ở Việt Nam ở mức tương đương so với đa số các nước khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 2008, chi tiêu công cho giáo dục chiếm 5,3% GDP, cao hơn các nước khác trong khu vực. Ước tính chi tiêu cho giáo dục chiếm 20% chi tiêu chung của Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả giáo dục của Việt Nam kém hơn đa số các nước láng giềng, với số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ vọng thấp hơn.

Từ đó, chuyên gia của UNDP đặt câu hỏi, Việt Nam dành chi tiêu chiếm tỷ lệ lớn trong GDP cho y tế và giáo dục, nhưng lại không có thành tựu, thì những chi phí đó đi về đâu? Các trường đại học được đầu tư nhiều nhưng lại không chuyển đổi sang chất lượng được, Nhà nước chi bảo hiểm y tế cho người nghèo nhưng chưa chắc bảo đảm tất cả mọi người sử dụng…

Trên tinh thần đó, UNDP khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần rà soát chính sách xã hội hóa và tác động của nó đối với chi tiêu của hộ gia đình cho y tế và giáo dục. Cần phân phối gánh nặng chi trả các dịch vụ xã hội một cách công bằng hơn.

Theo SGTT

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

10 + twelve =

To Top