Connect with us

Doanh nghiệp Việt kiều bức xúc về cách tiếp thị hàng Việt

Tin trong nước

Doanh nghiệp Việt kiều bức xúc về cách tiếp thị hàng Việt

Trong chương trình gặp gỡ doanh nhân trong và ngoài nước nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10 tại Hà Nội do uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (bộ Ngoại giao) tổ chức.

Ông Phạm Ngọc Chu, chủ tịch hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary, tổng giám đốc công ty Limexport bày tỏ, một trong những nguyên nhân chính khiến hàng tiêu dùng Việt Nam chưa xâm nhập tốt thị trường nước ngoài là bởi thiếu đầu tư về bao bì, nhãn mác.

Ông Chu nêu ví dụ, ở châu Âu do thời tiết lạnh, nên thói quen của người tiêu dùng là uống cà phê nóng, trong khi đó, hình ảnh của càphê G7 lại là hình cốc cà phê màu trắng, thả thêm viên đá bên trên, hạt càphê thì trông không hấp dẫn. Ngược lại, bao bì của Nescafé có hình cốc màu đỏ, bốc hơi nghi ngút, hạt càphê thì thơm ngậy. Do đó, sản phẩm Nescafé của Neslé lại bán rất chạy, số lượng tiêu thụ cao gấp nhiều lần G7. Còn bao bì gạo của Việt Nam chỉ có hình vẽ cô gái sơ sài, “Tại sao doanh nghiệp Việt Nam không làm những nhãn hàng, chẳng hạn như hình ảnh cô gái tươi cười?” Chính vì thế, mặc dù rất muốn bày hàng Việt Nam trong hệ thống siêu thị của mình, nhưng ông Chu phải thừa nhận không thể cạnh tranh với hàng của nước khác, như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ…

Trên đây chỉ là một trong rất nhiều ý kiến đóng góp của doanh nhân Việt kiều nhân hội thảo “Cơ hội hợp tác, đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam”, nhằm tăng cường kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài.

Ông Chu với bao bì của hai sản phẩm ông đưa ra làm thí dụ.

Về lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Vân, phó cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài, bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 9.2011, có 213 dự án của Việt kiều với trên 1 tỉ USD đã đầu tư vào Việt Nam. Trong đó có 170 dự án 100% vốn, 39 dự án liên doanh, bốn dự án công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân theo quốc tịch, nhà đầu tư Việt kiều Mỹ xếp thứ nhất với 67 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 285 triệu; thứ hai là Việt kiều Ba Lan với bốn dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 121 triệu USD, thứ ba là Việt kiều từ Hong Kong và Liên bang Nga..

Theo SGTT

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

one × 4 =

To Top