Connect with us

Doanh nghiệp Việt chập chững đầu tư

Tin trong nước

Doanh nghiệp Việt chập chững đầu tư

Trong vòng 3 năm trở lại đây, FPT, Viettel rót không ít tiền của vào lĩnh vực công nghệ với mục tiêu lọt vào danh sách các tập đoàn dịch vụ - công nghệ có tên tuổi trên thế giới. Họ đã đi xa đến đâu trên con đường này?

Nhiều năm qua, dù giữ vị trí doanh nghiệp lớn nhất nhì Việt Nam về công nghệ thông tin, song FPT vẫn chỉ được đánh giá là mạnh về thương mại kinh doanh, mà chưa tạo được nhiều dấu ấn về nghiên cứu – phát triển (R&D) công nghệ. Thế nhưng, tháng 6/2013, khoảng 5 triệu USD đã được FPT quyết định đầu tư cho các dự án R&D. Trong đó, hơn 1 triệu USD hiện đã được giải ngân cho một số dự án của các đơn vị thành viên. Điều đáng nói hơn là số tiền không nhỏ này được chi ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh của FPT có phần sa sút.

Dốc lực cho kỳ vọng lớn 

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT thì công nghệ là trọng tâm phát triển của Tập đoàn FPT, là nền tảng để thực hiện thành công chiến lược OneFPT (2011-2024). Ông Bình cũng kỳ vọng những đầu tư của FPT về công nghệ và nhân lực sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu để phát triển chiến lược dài hơi. “FPT phải dẫn đầu về công nghệ không chỉ ở Việt Nam mà còn phải vươn ra khu vực và quốc tế”, doanh nhân kỳ cựu khẳng định. Trước đó, tháng 3/2013, FPT đã công bố mở cửa Trung tâm R&D của Công ty FSoft – công ty con của FPT, tập trung vào các lĩnh vực di động, điện toán đám mây và dữ liệu lớn tại thị trường Mỹ. Trung tâm R&D đặt tại thung lũng Silicon của FSoft được thiết kế để tập trung phát triển lập trình web với joomla và đổi mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các lĩnh vực di động (Mobility), điện toán đám mây (Cloud Computing) và dữ liệu lớn (Big Data). Với mục tiêu cung cấp các giải pháp đổi mới và khám phá những lĩnh vực chưa được khai thác, Trung tâm này sẽ thực hiện các dự án nghiên cứu khác nhau về giải pháp và sản phẩm mới, kết nối với bộ phận R&D của các công ty lớn khác trong lĩnh vực CNTT. Trung tâm dự kiến sẽ mở một phòng thí nghiệm công nghệ – nơi thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá và tư vấn về sản phẩm, công nghệ mới cho khách hàng.

Tuy thế, FPT mới chỉ bổ nhiệm Giám đốc công nghệ (CTO) là thạc sĩ Nguyễn Lâm Phương hồi tháng 6/2012. Với nhiệm vụ xây dựng nền tảng công nghệ cho FPT, liệu CTO “mới tinh” này có thể giúp tập đoàn sở hữu những sản phẩm CNTT hàng đầu Việt Nam chỉ trong 2-3 năm tới? 

Không kém cạnh gì, Viettel cũng đã bỏ ra 2.000 tỷ đồng để đầu tư cho công nghệ vào năm 2012 – bằng tới 10% lợi nhuận trước thuế của tập đoàn này năm 2011. Viettel khẳng định họ hoàn toàn có đủ điều kiện để đầu tư cho các dự án nghiên cứu có quy mô lớn, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Viện Nghiên cứu – Phát triển Viettel  với năng lực nghiên cứu mạnh, làm chủ việc thiết kế các thiết bị viễn thông từ thiết bị đầu cuối, thiết bị truy nhập đến thiết bị lõi… Với việc đầu tư vào R&D, Viettel đang chạy đà cho một chặng đường dài hơi nhằm chuyển mình từ một tập đoàn dịch vụ thành một tập đoàn dịch vụ – công nghệ với doanh thu từ hoạt động nghiên cứu sản xuất thiết bị đạt 1 tỉ USD vào năm 2015 và lực lượng nghiên cứu – sản xuất thiết bị đạt 15.000 người.

Quả đầu mùa

Đến nay, Viện Nghiên cứu – Phát triển Viettel đã hoàn thành việc nghiên cứu thiết kế và cho ra đời 16 mẫu trong số 22 sản phẩm đang tiến hành nghiên cứu chế tạo; trong đó có nhiều sản phẩm trong lĩnh vực quân sự được Bộ Quốc phòng đánh giá cao và 7 sản phẩm trong lĩnh vực dân sự phục vụ nhu cầu quản lý Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh như: thiết bị cảnh báo sóng thần, cảnh báo an toàn hồ chứa, thiết bị giám sát nhà trạm, tủ nguồn, USB 3G, điện thoại 3G… Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng Giám đốc Viettel chân thành chia sẻ: “Khi quyết định đầu tư cho R&D, chúng tôi hiểu rằng, đây là một chặng đường dài, đầy khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc”. Có thể thấy điểm đột phá đầu tiên được doanh nghiệp này lựa chọn là nhân sự. Viettel không ngần ngại đưa ra mức lương rất cạnh tranh kèm theo mức thưởng xứng đáng khi hoàn tất nhiệm vụ để thu hút nhân tài từng tu nghiệp từ các trường đại học danh tiếng, có kinh nghiệm chuyên môn và ngoại ngữ giỏi, từng làm việc cho các tập đoàn nước ngoài… và nhờ đó đã “lấp đầy” nhiều vị trí chủ chốt bằng những tên tuổi lớn trong làng công nghệ. 

Trong khi đó FPT, dù có nhiều thành tựu, cũng còn nhiều gian khó phải vượt qua mới có thể trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tâm thư mà ông Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch Đại học FPT, cựu CEO của FPT Software và của Tập đoàn FPT gửi cho 300 chuyên gia công nghệ trong Ngày công nghệ FPT vào tháng 3/2013, đề xuất, lãnh đạo tập đoàn và các đơn vị thành viên nên có quyết định tường minh về quỹ nghiên cứu. Theo ông thì “họp giao ban tuần nào cũng cần hỏi đã có dự án nào chưa? Đã tiêu được đồng nào chưa? Đến giai đoạn nào trong quá trình hoàn thành sản phẩm rồi”. “Người FPT” kỳ cựu này còn cho rằng, FPT cần triệt để loại bỏ cơ chế xin – cho vẫn còn tồn tại trong cung cách quản lý nghiên cứu… 

Theo DĐDN

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3 × 4 =

To Top