Connect with us

Đặng Lê Nguyên Vũ: Niềm tin vào cà phê và tham vọng niêm yết sàn ngoại

Tình huống thương hiệu

Đặng Lê Nguyên Vũ: Niềm tin vào cà phê và tham vọng niêm yết sàn ngoại

Ông Vũ cho rằng, đối với văn hóa Việt Nam, thay cho thuyết âm – dương, có lẽ nên quan tâm đến hình tượng 2 con vật phổ biến trong dân gian là rùa và rồng.

Tôi gặp chủ tịch Vũ, “ông vua” của ngành cà phê Việt Nam, đang ngồi thư giãn cùng với điếu xì gà Davidoff trong một buổi sáng trời mát dịu nhẹ ở Hà Nội nhân dịp ông ra Hà Nội để gặp các lãnh đạo trung ương.

Những lúc ông không ở trụ sở của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, có thể ông đang ở nhà riêng của mình trên cao nguyên cà phê. Ở đây, ông có bộ sưu tập đến 120 con ngựa. Giới doanh nhân phương Tây tại Việt Nam ước tính ông Vũ có tổng tài sản khoảng 100 triệu USD.

Ông Vũ chỉ ra đối với những nước nhiệt đới nghèo như Việt Nam, cứ bán được 20USD cà phê mới lãi được 1USD, phần lớn lợi nhuận đều rơi vào “đại gia” cà phê thế giới như Nestle hay Starbucks.

Ông đặt câu hỏi: “Tại sao tình trạng này cứ kéo dài suốt từ năm này sang năm khác?”. Nay khi Trung Nguyên đã xuất cà phê sang khoảng 60 nước, vùng lãnh thổ và thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc, Mỹ; ông Vũ tự tin rằng Việt Nam sẽ có thứ hạng ngày một cao trong chuỗi giá trị của ngành cà phê toàn cầu trị giá hàng tỷ USD.

Năm 2011, doanh thu của Trung Nguyên đạt 151 triệu USD và dự kiến tăng trưởng doanh thu năm 2012 của công ty có thể đạt 78%.

Ông Vũ nhấn mạnh đến kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty trong đó bao gồm lộ trình niêm yết cổ phiếu trong 2 năm nữa, không phải tại Việt Nam mà trên sàn chứng khoán quốc tế. Ông còn đang tính đến việc đầu tư khoảng 800 triệu USD vào nhà xưởng và nhiều hạng mục khác trong 10 năm tới.

Bước ngoặt của chàng sinh viên nghề y

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ không xuất thân từ dòng dõi “trâm anh thế phiệt”. Năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ Đổi Mới, ông còn đang học cấp 3. Người ta thường nói nếu muốn làm kinh doanh ở Việt Nam, cần phải có “ô dù”. 

Đến bây giờ, có thể ông Vũ đã có nhiều mối quan hệ hơn thế nhưng khi còn trẻ, tất cả những gì ông có chỉ là con số 0. 

Thời phổ thông, ông học rất giỏi và sau đó theo học tại ngành y tại đại học Tây Nguyên ở Buôn Ma Thuột, kinh đô cà phê của Việt Nam.

Thời đại học, ông và bạn bè cùng khóa trăn trở rất nhiều về cuộc sống. Họ đặt câu hỏi tại sao cà phê có giá rất cao nhưng người trồng cà phê vẫn nghèo mà chẳng một lời kêu ca. 

Đến năm thứ 3 đại học, nhận ra mình không muốn trở thành bác sỹ, ông quyết định rời Buôn Ma Thuột vào Sài Gòn.

Trong văn phòng nhỏ đầu tiên của mình, ông Vũ tự vẽ nên biển hiệu đầu tiên của Trung Nguyên (với nghĩa trung tâm cao nguyên). Ông Vũ kể, vốn liếng đầu tiên của ông chính là niềm tin của người trồng cà phê đã giao hàng cho ông vì tin tưởng vào lời hứa ông sẽ chia sẻ thành quả đạt được. 

Ông giao cà phê bằng xe đạp, khi có đủ tiền, ông mua chiếc xe máy để chuyển hàng. 15 năm sau, công ty của ông Vũ đã có 3.000 nhân viên và một đội xe tải.

Rùa và rồng

Ông Vũ cho rằng, đối với văn hóa Việt Nam, thay cho thuyết âm – dương, có lẽ nên quan tâm đến hình tượng 2 con vật phổ biến trong dân gian là rùa và rồng. Con rùa cần cù, chăm chỉ, kiên trì, bền bỉ.

Ông nhắc tôi nhớ đến những người lính trong địa đạo Củ Chi năm xưa, ban ngày giống như con rùa và “hóa rồng” vào ban đêm để đánh lùi quân đội Mỹ. Con rồng, theo ông Vũ, là biểu tượng của sự may mắn, dám ước mơ và hành động.

Ông nói: “Nếu không ước mơ, làm sao có hiện thực? Nếu không hành động, đừng mong có thành quả.” Khi tôi hỏi ông tỷ lệ rùa và rồng trong Trung Nguyên là bao nhiêu, ông trả lời: “Nếu có 5 phần, sẽ là 2 phần rùa và 3 phần rồng.”

Tác giả bài viết là Scott Duke Harris, phóng viên của Forbes.

Theo TTVN

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twelve − eight =

To Top