Connect with us

Tại sao CEOs phải là những bậc thầy kể chuyện

DNA Viết

Tại sao CEOs phải là những bậc thầy kể chuyện

Rất ít nhà lãnh đạo của các công ty lớn trích dẫn thơ trong một bài thuyết trình quan trọng. Satya Nadell, CEO mới của Microsoft, đã để lại dấu ấn đặc biệt khi trích dẫn thơ của T.S. Eliot trong bài phát biểu ra mắt đầu tiên của ông và điều đó khiến mọi người kinh ngạc.

Việc trích dẫn Eliot của ông không phải là một sự khoa trương về văn học. Mà nó ngay lập tức ra hiệu cho một điều quan trọng đang xảy ra tại nhà máy công nghệ trị giá 70 tỷ USD sau nhiều năm trôi dạt này.

Các dòng mà ông Nadella trích dẫn là từ tác phẩm “Little Gidding” của Eliot, một phần của Trường Ca Bốn Khúc Tứ Tấu, phản ánh thời gian, quan điểm, nhân loại và sự cứu rỗi – những vấn đề triết học sâu sắc mà dường như đã không làm cản trở hai người tiền nhiệm của ông.

Bằng cách kết hợp tinh tế các ẩn dụ của sự khám phá và phản ánh, ông tự cho mình một bối cảnh triết học mạnh mẽ, trong đó ông chính thức chấp nhận một tương lai khác cho Microsoft, một tương lai khác xa hơn thế giới của máy tính cá nhân và các hệ điều hành Windows của Microsoft. Nadella đã gợi ý rằng Microsoft sẽ tái khám phá những mục đích và niềm đam mê của mình trong những năm tới.

Phép ẩn dụ đề cập đến sự hiểu biết về một ý tưởng, hoặc một lĩnh vực khái niệm trên những phương diện khác. Ví dụ như về sự hiểu biết về số lượng xét trên mặt định hướng (ví dụ: “giá đang tăng lên”).

Sự trích dẫn Satya Nadella về T.S. Eliot là một ví dụ kinh điển về việc sử dụng phép ẩn dụ trong kinh doanh như là một phần của cái được gọi là “câu chuyện của công ty” – một câu chuyện chuyển đổi dùng để mô tả một tương lai khác xa hơn mức tăng hàng quý của các kế hoạch chiến lược.

Việc sử dụng câu chuyện của công ty nhanh chóng trở thành bản đồ chiến lược để hướng dẫn mọi người thông qua những thay đổi lớn mang tính tổ chức. Thế giới đang chuyển động nhanh đến nỗi ý tưởng về kế hoạch chiến lược đã trở nên lỗi thời. Các nhà quản lý doanh nghiệp đang bị thách thức để tái tạo và đổi mới: tăng trưởng sẽ đến từ đâu khi thị trường của bạn đang dần bị cạn kiệt và thay thế bằng một công nghệ mới khác? Những câu chuyện có thể giúp sự thay đổi không chỉ triệt để hơn, dễ chấp nhận hơn, mà còn bền vững hơn.

IBM đã viết lại câu chuyện của mình một vài thập kỷ trước bằng cách chuyển trọng tâm từ các sản phẩm của mình sang các giải pháp mà sản phẩm của họ có thể thực hiện được. Câu chuyện khác biệt này của IBM làm giảm nhẹ sự chống đối cho việc cắt giảm phần cứng (và cuối cùng là bán máy tính cá nhân) và cung cấp nền tảng cho việc chuyển đổi sang mảng dịch vụ, phân tích dữ liệu và chiến dịch thương hiệu hành tinh thông minh hơn. Bằng cách mở ra những cơ hội mới, câu chuyện được viết lại của IBM tập trung sự chú ý của hàng triệu nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng, giúp công ty phát triển và trở thành kẻ sống sót duy nhất trong số các nhà sản xuất phần cứng lớn của Mỹ.

Một bậc thầy kể câu chuyện doanh nghiệp hiện nay có thể kể đến John Chambers, CEO của Cisco. Tài sản và tương lai của Cisco phụ thuộc rất nhiều vào nơi họ đặt cược chính hôm nay và nơi họ nhìn thấy toàn bộ ngành công nghệ đang hướng tới. Các bài diễn văn quan trọng của Chamber tại Triển Lãm Công Nghệ CES mỗi năm là những màn biểu diễn đầy cảm hứng, trong đó ông mô tả, với các số liệu thống kê, các xu hướng của ngành macro mà dần dà sẽ thay đổi cách mọi người sống và làm việc. Và trong tương lai đó, tất nhiên, là nơi Cisco sẽ phát triển.

Ví dụ, tại CES năm 2014, Chambers đã giới thiệu một ẩn dụ về “Internet of Everything” (tức là kết nối mọi thiết bị, con người với mọi thứ), dự đoán nó sẽ trở thành một nền kinh tế trị giá 19 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới, thay đổi quỹ đạo của hầu như mọi người trên hành tinh, bao gồm cả người tiêu dùng bình thường và người trong nghề. Internet of Everything sẽ “lớn hơn bất cứ thứ gì đã từng được thực hiện bằng công nghệ cao”, đó là điều ông đã nói với khán giả của mình.

Trong giai đoạn áp lực về kết quả hoạt động và sự không chắc chắn ngày càng gia tăng, việc sử dụng các câu chuyện sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các công ty vẫn còn bị mắc kẹt trong phép ẩn dụ của quá khứ và những công ty phát triển mạnh mẽ hơn và biết hướng tới một tương lai mới hơn. Tuy nhiên, tính hiệu quả của các câu chuyện phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về cách xây dựng câu chuyện: Đó không phải là các câu chuyện khép kín với một sự khởi đầu và kết thúc; mà phải là những câu chuyện mở. Sức mạnh của chúng nằm ở những kết thúc chưa được giải quyết, chưa được xác định. Giải pháp sẽ phù thuộc vào các lựa chọn và hành động của bạn – chính bạn sẽ quyết định kết thúc của câu chuyện đó.

Quay lại câu chuyện của Satya Nadella, ông sẽ có rất nhiều việc phải làm tại Microsoft. Và ông sẽ được khuyên nên chú ý đến một số dòng khác từ nhà thơ yêu thích của mình – Eliot:
“Vì những lời của năm ngoái thuộc về ngôn ngữ của năm ngoái
Và những lời của năm tới đang chờ đón một tiếng nói khác.”

DNA Branding – www.dna.com.vn
Theo tác giả Alan Brew từ Branding Business

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

one + 10 =

To Top