Connect with us

Marketing, trí nhớ và tâm trí

DNA Viết

Marketing, trí nhớ và tâm trí

Những nhà làm marketing, và tâm trí của những đối tượng họ cố gắng tác động đến thường hiện hữu nhiều mâu thuẫn. Không may thay, chúng đang được nhồi nhét vào tâm trí của nhiều người vốn không hề mong muốn giải quyết mâu thuẫn đó. 

Nhận thức của chúng ta có tính chọn lọc. Và trí nhớ của chúng ta thì càng có tính chọn lọc cao hơn nữa. Ta có những giới hạn về thể chất rằng không thể giải quyết một lượng quá lớn các tác động. Điều này có nghĩa rằng trong một danh sách có nhiều cái tên trong cùng một thể loại, thì khác biệt thôi vẫn là chưa đủ, mà đó phải là một sự khác biệt có ấn tượng thật sâu sắc.

Việc tìm kiếm không hề giống với việc chụp lại cả thế giới vào một tấm ảnh – vốn chỉ đơn thuần là ghi nhận lại mọi sự vật bằng hình ảnh. Trí nhớ không phải là một đoạn băng để ghi lại những thông tin để mỗi khi cần ta lại mở nó lên. Theo thống kê dữ liệu người đọc qua nhiều năm của ngành quảng cáo, các thông điệp có thể tồn tại bao lâu sẽ tùy thuộc phần lớn vào sản phẩm bạn đang rao bán là gì.

Ví dụ, một mẩu quảng cáo sản phẩm giày dép sẽ có sức hấp dẫn gấp đôi một mẫu quảng cáo thảm trải sàn, dù cho đó là thương hiệu nào, hay các lợi ích khác nhau ra sao. Tương tự như thế, một mẫu quảng cáo nước hoa – cũng như mọi loại nước hoa khác – sẽ có lượng người xem trung bình gấp đôi so với các quảng cáo đồ gỗ. Thậm chí có những loại quảng cáo không hề gây ra chút hứng thú nào, và người xem cũng sẽ chẳng bao giờ nhớ đến tên thương hiệu đó cả. Đó quả thật là một tai nạn. Dù Batesville là một thương hiệu hàng đầu, chỉ cần ngồi đọc vài đoạn văn dài là bạn đã có thể quên ngay điều đó đấy.

Những cấp độ về sự thích thú này – hay những định kiến – đã hiện hữu từ trước lúc ta quyết định cầm một cuốn tạp chí hay tờ báo trên tay. Đó là lý do vì sao những thương hiệu xuất hiện đầu tiên và thứ hai trên thị trường lại có được những thuận lợi rất to lớn so với những hãng mới tham gia. Họ thường sẽ chiếm giữ những sự điểm khác biệt quan trọng bậc nhất.

 

Trí óc ta ghét sự lẫn lộn

Loài người sống dựa vào khả năng học tập nhiều hơn bất kỳ loài vật nào khác từng có. Học tập là cách mà loài vật và con người thu thập những thông tin mới. Ghi nhớ là cách để giữ lại những thông tin đó qua thời gian. Ghi nhớ không chỉ là khả năng có thể nhớ một số điện thoại, mà nó là một hệ thống chức năng tích cực được sử dụng trong mọi mặt của quá trình suy nghĩ.

Chúng ta sử dụng trí nhớ để nhìn, để hiểu ngôn ngữ, để tìm đường. Vậy, nếu trí nhớ quá quan trọng như thế, đâu là bí quyết của việc được người khác nhớ đến? Khi được hỏi sự kiện nào hữu ích nhất mà ông đã gặp trong quá trình phát hiện ra Thuyết tương đối, Albert Eintein đã trả lời như sau: “Tìm ra cách để suy nghĩ về vấn đề.”

Một nửa trận đấu được dành để tìm ra gốc rễ của vấn đề. Nói như vậy có nghĩa là, cần có sự am hiểu rất sâu sắc về sự cạnh tranh của bạn và vị trí của chúng trong tầm nhìn. Điều quan trọng không phải là bạn muốn cái gì, mà chính là sự cạnh tranh sẽ cho phép bạn làm được điều gì.

Theo Brand Strategy Insider

Biên dịch: Trần Nguyễn An Nhiên – DNA Branding – www.dna.com.vn

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 + ten =

To Top