Connect with us

Cuộc chiến mì gói: Vua cũng ăn… phẩm màu!

Tin trong nước

Cuộc chiến mì gói: Vua cũng ăn… phẩm màu!

Nút thắt của "cuộc chiến" nảy lửa giữa hai "mỳ gia" Masan và Acecook đã được mở ra, khi Cục ATVSTP khẳng định sử dụng phẩm màu E102 đúng hàm lượng không gây hại.

“Cuộc chiến” chưa ngã ngũ

Theo thông tin mới nhất từ Cục ATVSTP (Bộ Y tế), đến nay việc sử dụng phẩm màu Tartrazine (E102) trong thực phẩm đúng hàm lượng theo quy định vẫn đảm bảo an toàn. Theo Cục này, năm 2009, cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu đã nghiên cứu và kết quả cho thấy: chưa đủ bằng chứng cơ sở khoa học để kết luận E102 gây các tác động mà một vài nghiên cứu riêng lẻ nêu ra trước đó.

“Hiện tại chỉ có một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hạn chế việc sử dụng phẩm màu này do lo ngại vấn đề dị ứng thức ăn vốn ở một tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư mà khó phân biệt dị ứng có thể do E102 hay do bản thân thực phẩm, còn hầu hết các nước của EU, Mỹ và các nước khác vẫn cho phép sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm”, Cục ATVSTP cho biết.

Thông điệp mà Cục ATVSTP đưa ra dường như đã mở nút thắt cho “cuộc chiến” quảng cáo giữa Acecook VN và Masan đến nay vẫn nóng bỏng với 2 lá đơn khiếu nại trong tay Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương).

Quảng cáo của Masan được cho là làm NTD hiểu nhầm về sản phẩm mỳ khác.

Trước đó, trong mẩu quảng cáo của Masan trên truyền hình có đưa ra thông điệp: khi cho nước sôi vào vắt mì, nếu nước trong tô chuyển màu vàng đục thì sản phẩm mỳ có sử dụng phẩm màu. Với hình ảnh tô mỳ “Tiến Vua bò cải chua” có nước màu vàng nhạt, mẩu quảng cáo đã gây ấn tượng mạnh với phần lớn bạn xem truyền hình. Không ít người đã băn khoăn, liệu các loại mỳ khác có chứa phẩm màu độc hại?

Sau khi mẩu quảng cáo này liên tục lên “giờ vàng” sóng truyền hình, Acecook VN đã khiếu nại lên Cục Quản lý Cạnh tranh, cho rằng quảng cáo của Masan gây nhầm lẫn về chất lượng mỳ ăn liền, và yêu cầu Masan ngừng truyền thông về mẩu quảng cáo này.

Theo Acecook VN, việc Masan dẫn lời “chuyên gia” nói về màu nước là khá lập lờ, gây nhầm lẫn cho NTD. Cũng theo công ty này, có nhiều yếu tố tạo thành màu sắc vắt mỳ như thành phần nguyên liệu, thời gian chiên, nhiệt độ chiên… trong đó phẩm màu là một yếu tố tạo ra màu đậm của vắt mỳ, song không thể nói ngược lại.

Ngoài Acecook, tất cả các sản phẩm mỳ gói lưu hành trên thị trường đều qua kiểm tra vệ sinh thực phẩm. Do đó, Acecook cho rằng mẩu quảng cáo này của Masan gây hoang mang, lo sợ cho NTD và có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh.

Không thua, Masan cũng đáp lại bằng là đơn khiếu nại Acecook VN, cho rằng đơn vị này “gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác”.

Đến nay, Cục Quản lý cạnh tranh chưa có kết luận về vụ việc, nhưng Cục ATVSTP, nơi cấp phép quảng cáo cho sản phẩm này, khẳng định sẽ sớm yêu cầu Masan chỉnh sửa từ ngữ trong mẩu quảng cáo.

Masancũng dùng phẩm màu E102!

Trong khi “cuộc chiến” quảng cáo vẫn chưa hạ màn, thì theo tìm hiểu củaDân trí,rất nhiều sản phẩm của Masan cũng sử dụng phẩm màu tartrazine (E102) như mỳ Tiến Vua (loại ghi không có transfat – loại chất béo nguy cơ gây bệnh tim mạch), hay mỳ khoai tây Omachi. Khi pha ra, nước mỳ cũng có màu vàng đậm như thường!

Đáng chú ý, gói mỳ Tiến Vua loại này vẫn ghi là “mì vì sức khỏe”, trái với khẳng định mà Masan cho rằng E102 là loại phẩm màu độc hại, bị cấm sử dụng ở Nhật Bản. Các sản phẩm nói trên của Masan vẫn bày bán nhan nhản trên thị trường.

Mỳ Omachi khoai tây của Masan cũng dùng E102

Theo thông điệp mà Cục ATVSTP đưa ra, hiện chưa có căn cứ để khẳng định E102 ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng đúng hàm lượng. Cục dẫn quy định của Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm quốc tế FAO/WHO cũng như Ủy ban khoa học Châu Âu nghiên cứu khoa học và thực nghiệm và đưa ra mức ăn hàng ngày chấp nhận được ADI 0-7,5 mg/kg thể trọng/ngày.

Tréo ngoe hơn, chính Masan cũng dùng E102 trong các sản phẩm của mình!

Theo nhiều chuyên gia, hiện công nghệ sản xuất mỳ gói của các công ty gần giống nhau, và được kiểm tra chất lượng trước khi lưu hành. Do đó việc nói mỳ có hại hay không chỉ dựa vào màu sắc là thiếu cơ sở, dễ gây hiểu nhầm. Sự khác biệt giữa các loại mỳ chủ yếu nằm ở… quảng cáo.

Mỳ “Tiến vua” được quảng cáo là “mì vì sức khỏe” vẫn dùng E102 như thường.

Thực tế, đã có không ít DN lựa chọn cách quảng cáo đánh vào sự sợ hãi của NTD, hoặc sử dụng thông tin một cách lập lờ. Cách làm này có thể tạo ra hiệu quả rất nhanh, nhưng ngược lại có thể làm tổn hại đến cả ngành hàng chung, trong đó có chính DN quảng cáo.

Bản thân Masan đã từng rất thành công với mẩu quảng cáo treo thưởng cho người nào tìm thấy chai nước tương Chinsu có chứa 3-MCPD, để tạo ra hình ảnh “nước tương sạch”, nhưng cũng từng bị Cục Quản lý cạnh tranh buộc ngừng phát trên truyền hình mẩu quảng cáo khác về mỳ gói vì gây hiểu nhầm về sản phẩm của các DN khác.

Tuy nhiên, việc vừa sử dụng phẩm màu cho sản phẩm của mình, vừa khẳng định phẩm màu này “độc hại” thì có lẽ đây là lần đầu.

Theo Dân Trí 

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

7 + nine =

To Top