Connect with us

Xác lập thước đo của thương hiệu

DNA Viết

Xác lập thước đo của thương hiệu

Đến năm 2020, thương hiệu sẽ là yếu tố tạo giá trị hàng đầu trong mối quan tâm của các doanh nghiệp. Thương hiệu là chất xúc tác tạo nên lãnh đạo tốt hơn, giúp ban giám đốc củng cố tầm nhìn chung. Mục tiêu cơ bản của ban giám đốc là xây dựng giá trị bền vững cho cổ đông và mang lại lợi nhuận cho họ. 

Do vậy, thương hiệu phải được quản lý bằng định lượng, cân bằng giữa triển vọng và hiệu quả giữa ngắn hạn và dài hạn. Tài sản thương hiệu là một tổng hợp các số đo về sức mạnh thương hiệu và bao gồm nhận thức, sở thích, và yếu tố tài chính. Mỗi số đo trong ba nhóm định lượng này đều quan trọng và ban giám đốc phải bảo đảm những thương hiệu của họ đạt điểm cao trong từng nhóm định lượng để tối đa hóa giá trị tài chính của thương hiệu.

Định lượng thương hiệu

Định lượng nhận thức: Đo lường nhận thức thương hiệu và các vấn đề liên quan trong suốt quá trình nhận thức, có trợ giúp hoặc không cần trợ giúp, và khả năng nhớ thương hiệu. Tương tự, các chức năng và tình cảm đi kèm với một thương hiệu là những động lực cơ bản của tài sản thương hiệu.Thương hiệu phải ghi điểm cao về nhận thức và các thuộc tính đi kèm.

Định lượng sở thích

Đo lường vị thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường và vị thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng có thể được phân loại dựa trên nhiều cấp độ sở thích đối với thương hiệu, đi từ nhận biết đơn thuần cho tới tuyệt đối trung thành và mua hàng thường xuyên. Một thương hiệu mạnh phải hướng tới xây dựng tài sản thương hiệu thông qua xây dựng lòng trung thành thương hiệu của khách hàng.

Định lượng tài chính

Đo lường giá trị tiền tệ thông qua nhiều tham số như giá cổ phiếu, thặng dư từ định giá sản phẩm, doanh số và lợi nhuận, tổng lượng giao dịch, giá trị vòng đời của thương hiệu tại mức tăng trưởng bền vững.

– Thặng dư định giá sản phẩm: Giá trị tài chính của một thương hiệu mạnh là khả năng định giá sản phẩm cao hơn trung bình thì trường. Đo lường chênh lệch giá cả với đối thủ cạnh tranh có thể cho ta biết một số thông tin về khả năng tạo giá trị, và thặng dư định giá của tài sản thương hiệu.

– Giá trị giao dịch: Giá trị giao dịch trung bình của mỗi khách hàng theo các phân loại sản phẩm hay phân loại địa lý.

– Giá trị cuộc đời: là giá trị trung bình của các khách hàng trong suốt cuộc đời đối với thương hiệu phân chia theo nhóm sản phẩm, và địa phương. Xu hướng sẽ cho ta thấy liệu thương hiệu có thu được thêm lợi nhuận từ khách hàng trong suốt cuộc đời của họ không.

– Tốc độ tăng trưởng: độ mạnh của thương hiệu và giá trị tài sản thương hiệu tương ứng với mức trung thành của khách hàng và khách hàng tiềm năng sẽ quyết định khả năng tăng trưởng của thương hiệu

Một đánh giá thấu đáo về tài sản thương hiệu bao gồm đo đạc tất cả ba định lượng trên vì điều này bảo đảm thương hiệu và sức mạnh của nó được đánh giá toàn diện. Dựa trên phân tích chi tiết về tài sản thương hiệu, chúng ta cũng nhận ra rằng tài sản thương hiệu không chỉ là công việc trong kinh doanh mà còn là về lợi nhuận.

Tài sản thương hiệu là một khái niệm biến đổi. Vì vậy, có rất nhiều khía cạnh khác cung cấp đầu vào cho khái niệm tài sản thương hiệu. Nhưng đo lường và quản lý nó là một yếu tố quan trọng và hữu cơ trong chiến lược kinh doanh thành công.

Nguyễn Thanh Hồng Ân – DNA Branding – www.dna.com.vn

Theo Brand Strategy Insider

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 × one =

To Top