Connect with us

Uber: Mô hình kinh doanh khó có thể sụp đổ

Tình huống thương hiệu

Uber: Mô hình kinh doanh khó có thể sụp đổ

Gầy đây, Uber gặp rắc rối trên phương tiện truyền thông bởi những tin không hay ho quanh sự việc hành hung của các lái xe cùng phát biểu vụng về của CEO.

Tuy nhiên, những câu chuyện này làm xao lãng đi gốc rễ của vấn đề là: Uber đã lớn lên từ một doanh nghiệp còn non nớt trở thành con vật khổng lồ bất kể là người khổng lồ hung dữ hay con vật to lớn hiền lành.

Các con số đã nói lên tất cả: Nguồn tin thân cận cho biết, Uber đang kỳ vọng tạo ra doanh thu từ 1,5 – 2 tỷ USD trong năm nay. Vòng huy động vốn mới đây nhất của công ty đã giúp nâng giá trị của công ty lên mức 40 tỷ USD. Tổng cộng các khoản đầu tư vào Uber đã lên tới trên 2,7 tỷ USD. Bên cạnh đó, Uber và Baidu cũng vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác vào ngày 17/12 vừa qua. Dù những điều khoản và thỏa thuận mua cổ phần của Baidu chưa được tiết lộ nhưng đây được xem là một trong số những nhà đầu tư có tên tuổi nhất “đặt cược” vào Uber bên cạnh Goldman Sachs và Google.

Thực chất, Uber muốn mang dịch vụ vận chuyển theo yêu cầu đến với tất cả mọi người. Chính vì vậy, dù hiện tại chỉ đang giới hạn trong việc vận chuyển người nhưng tầm nhìn rộng và xa của Uber là muốn tham gia sâu vào cả mảng logistics.

Dưới đây, chúng tôi đưa ra vài luận điểm về cuộc chiến ứng dụng taxi tại châu Á và ảnh hưởng của nó đến các công ty khởi nghiệp.

Uber đang gia tăng giá trị cho các ứng dụng taxi

Khi được thành lập vào năm 2009, Uber khởi đầu như một công ty kết nối giữa người lái xe tư nhân và khách hàng. Chỉ 3 năm sau đó, dịch vụ UberTaxi ra đời đánh dấu sự đảo lộn của liên minh taxi truyền thống và là tiền đề tạo nên cuộc chiến liên quan đến các vấn đề pháp lý như hiện nay.

Trong khoảng thời gian đó, cũng có hàng loạt dịch vụ taxi tương tự như Uber ra đời trên toàn thế giới. Thậm chí, một vài công ty còn ra mắt công chúng sớm hơn cả UberTaxi. Điển hình là Olacabs và TaxiForSure ra mắt năm 2011, trong khi đó Easy Taxi tại Brazil và GrabTaxi tại Malaysia, Didi Dache của Trung Quốc ra đời vào năm 2012.

Nhìn bề ngoài, những công ty này có chiến lược khác nhau. Uber khởi đầu với các loại xe có tư cách là thành viên, sau đó nó phân nhánh thành taxi và bây giờ chấp nhận tất cả những phương tiện tư nhân trong một môi trường thân thiện hơn. Uber chỉ mới vừa bắt đầu thâm nhập vào mảng logistics. GrabTaxi và Didi Dache ban đầu cũng chỉ sử dụng taxi nhưng hiện nay cũng đang dần chuyển thành những chiếc xe ô tô có bảo hiểm.

Năm 2014 chứng kiến sự tranh giành khốc liệt của các ứng dụng taxi ở khắp các thành phố trên thế giới. Nhiều chuyên gia dự đoán, cuộc chiến này có thể sẽ còn dữ dội hơn trong năm 2015 khi các công ty này xâm nhập vào lĩnh vực hoạt động của nhau nhiều hơn.

Cuối cùng, điều cần xem xét là các nhà đầu tư nghĩ gì khi họ quyết định ủng hộ các công ty khác nhau. Điều đó giải thích tại sao Uber nhận được khoản đầu tư khổng lồ lên tới 1,2 tỷ USD sau vòng huy động vốn diễn ra vào tháng 6/2014.

Các ứng dụng taxi quanh khu vực cũng bắt đầu nhận được hàng đống tiền đầu tư chỉ vài tháng sau khi Uber kết thúc vòng huy động vốn của họ. Tổng số lượng tiền đầu tư tăng lên trong 4 tháng trị giá gấp 10 lần so với năm ngoái.

Có hàng loạt yếu tố dẫn đến điều này. Những ứng dụng taxi bắt đầu nhận thấy sức hút tại những thành phố trong cùng thời điểm. Trong khi đó, đầu tư mạo hiểm tại châu Á đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Đây là cuộc chạy đua giành thị phần .

Cơn bão doanh nghiệp khởi nghiệp “nhái” Uber

Thành công nhanh chóng của Uber còn dẫn đến ảnh hưởng khác: Các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp và doanh nhân tương lai đang tìm kiếm hình thức tương tự cho doanh nghiệp của họ. Thậm chí còn có một bài thơ ám chỉ hiện tượng này:

“Có Uber cho máy bay

và Uber cho động cơ

một Uber cho thuốc

và Uber cho thú cưng,

có Uber cho chó,

có Uber cho mèo.

Nếu cần một dịch vụ massage?

Đã có Uber”.

Sự phổ biến của Uber như hiện tại gợi nhớ về thời kỳ “cuồng” Groupon vào những năm 2011 – 2012. Tuy nhiên, công bằng mà nói GrabTaxi và những ứng dụng còn lại không phải bản sao của Uber. Mức độ Uber tạo cảm hứng cho các ứng dụng này là không rõ ràng. Ứng dụng taxi của họ ra mắt cùng thời điểm với Uber vì vậy chính xác hơn thì những ứng dụng này và Uber chỉ đơn giản là có chung ý tưởng.

Càng không công bằng khi gọi toàn bộ những công ty khởi nghiệp bản sao của Uber là “Uber cho X” nào đó. Một trong số này có thể thành công và trở thành doanh nghiệp lớn bằng chính khả năng của họ. Chúng ta gọi một doanh nghiệp là “Uber của một dịch vụ nào đó”, kể cả khi người sáng lập công ty đó không thừa nhận như vậy, có thể chỉ là một cách để phân loại doanh nghiệp mà thôi.

Tổng quát mà nói, dưới đây là những đặc điểm để một doanh nghiệp mang cái mác “Uber”:

– Nền tảng web hay di động giúp bạn đặt dịch vụ trước.

– Một dịch vụ liền mạch, bao gồm tìm kiếm, lọc dịch vụ, đặt trước, và đôi khi bao gồm các phương thức thanh toán.

– Dịch vụ theo yêu cầu, nhưng phần lớn những “Uber” thường thiếu đặc điểm này.

Thực ra xu hướng này cũng không phải mới lạ, chúng ta sẽ thấy rất nhiều đặc điểm giống nhau giữa Airbnb (một công ty cho thuê phòng trực tuyến) và Uber, và đặc điểm chủ yếu là việc họ phụ thuộc vào sự chia sẻ. Cả hai hãng đều cần những mạng lưới kết nối lượng cầu thị trường với những nguồn cung dư thừa của cùng một tài nguyên. Sự khác biệt chính giữa Uber và Airbnb chính là một hãng tập trung vào dịch vụ vận chuyển, còn hãng kia thì quan tâm đến lĩnh vực nhà hàng khách sạn.

Vậy tại sao những công ty kia lại gán cho họ cái mác Uber thay vì Airbnb? Có lẽ bởi giá trị của Airbnb đã lên tới gần 13 tỷ, công ty này không còn là doanh nghiệp mới mẻ nữa.

Tại châu Á, cơn sốt Uber mới chỉ bắt đầu. Phóng viên Paul Bischoff từng viết một bài phỏng vấn về dịch vụ sửa xe ô tô ở Trung Quốc. Tại đây các nhà đầu tư đổ cả núi tiền vào những doanh nghiệp ăn theo trào lưu Uber đang gặt hái nhiều thành công. Bên cạnh đó, Bischoff còn viết về Edaixi, và một công ty tập trung vào dịch vụ giặt là được đầu tư bởi Tencent.

Rất nhiều công ty “hao hao” giống Uber cũng được mở ra ở Singapore. Ví như Grain, là một dịch vụ chuyển đồ ăn với cam kết thời gian chuyển đồ sẽ chỉ mất 15 phút. Hoặc Helping, công ty được đầu tư bởi Rocket Internet với dịch vụ dọn nhà sẽ chính thức mở bán trong năm 2015.

Năm 2015 đang đến, chắc chắn rằng những doanh nghiệp “nhái” Uber sẽ còn tăng lên. Châu Á sẽ là sân chơi của họ. Cũng như Groupon, chỉ là một trào lưu nhất thời, trào lưu này rồi sẽ kết thúc và doanh nghiệp tồn tại được không phải là những doanh nghiệp sao chép Uber, mà là những doanh nghiệp hiểu được bản chất sự thành công của loại hình dịch vụ này.

Uber có thể đang hứng chịu tiếng xấu từ phía dư luận, nhưng những chuyên gia dự đoán sự thất bại của công ty này sẽ phải ngạc nhiên về sức chịu đựng của nó. Đây là một loại hình doanh nghiệp rất phát triển, vì vậy trừ khi có thêm rất nhiều nơi cấm đoán nếu không Uber rất khó có thể sụp đổ.

Theo Tri Thức Trẻ

 

 

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

12 − one =

To Top