Connect with us

Thị trường ôtô 2011: Kẻ thắng người thua

Tin quốc tế

Thị trường ôtô 2011: Kẻ thắng người thua

Những tháng đầu năm 2011 với nhiều biến động là sự thử thách cam go cho các hãng xe thế giới. Và từ đó, kẻ thắng người thua trên thị trường này cũng đã bắt đầu lộ diện

2011 sẽ thực sự là một năm đầy thách thức đối với ngành kinh doanh ôtô. Tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ nần của Chính phủ Mỹ; bạo loạn ở Trung Đông khiến giá vàng luôn ở mức cao và giá cả hàng hóa không ngừng tăng một lần nữa làm sống lại bóng ma lạm phát. Chưa kể, động đất và sóng thần tại Nhật đã làm gián đoạn nguồn cung và gây thiệt hại ngành sản xuất ôtô không chỉ tại Nhật mà còn cả ở Mỹ. Quan trọng hơn, giá xăng dầu liên tục tăng cao khiến nhu cầu đối với các dòng xe nhỏ ngày thêm cao. Đơn cử là việc Toyota Prius không đáp ứng xuể nhu cầu tiêu thụ của thị trường xe nhỏ gọn có thị phần lên đến 25% tại Mỹ.

Sáu tháng đã qua kể từ khi các mẫu xe mới thi nhau ra mắt, vì thế, sẽ không phải là quá sớm để có thể dự đoán đâu là kẻ thắng người thua trên thị trường ôtô năm 2011.

NGƯỜI CHIẾN THẮNG

1. Thị trường ôtô Mỹ

Dù đứng trước nhiều khó khăn nhưng các dòng xe tải và ôtô con của Mỹ vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Doanh số toàn ngành tăng 20% trong quý I/2011 và có dấu hiệu phá mốc kỷ lục 13 triệu chiếc trong năm nay.

2. Ford Motor (Mỹ)

Sau nhiều nỗ lực, Ford đã thoát khỏi sự cứu trợ của Chính phủ Mỹ và thuyết phục người tiêu dùng bằng chính chất lượng của sản phẩm. Doanh số của Ford trong tháng 3 đã vượt qua GM và đây là lần thứ 2 Công ty đã làm được điều này trong hơn một thập niên qua. Và mẫu xe Focus của Hãng hầu như không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

3. Chủ tịch hãng GM (mỹ) và CEO Dan Akerson

Giám đốc điều hành (CEO)Akerson đã liên tục thực hiện việc cải cách quy trình điều hành công ty trong thời gian qua. Việc doanh số công ty tăng đến 25% trong quý đầu tiên là lời phản bác hùng hồn của ông dành cho những ai phản đối quá trình cải tổ này, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách tiếp thị.

4. Hyundai và Kia

Hai công ty ôtô của Hàn Quốc luôn được tiếng thơm trong ngành công nghiệp xe hơi nhờ tính ưu việt của sản phẩm. Dự kiến dòng xe chiến lược của Hyundai trong năm nay là Elantra.

5. Buick (Mỹ)

Mẫu thiết kế mới đầy cảm hứng, kết hợp với thành công vang dội tại Trung Quốc, Buick LaCrosse Regal sớm đạt được những bước tiến bộ vượt bậc. Theo ông Joel Ewanick, Giám đốc Marketing của GM, Hãng đang có định hướng đưa dòng xe Buick trở thành một thương hiệu sang trọng trên thị trường.

6. Ram (Mỹ)

Những ai cho rằng Giám đốc Điều hành Chrysler, ông Sergio Marchionne, là người lập dị khi quyết định đưa dòng xe tải Dodge trở thành thương hiệu độc lập, Ram, thì họ sẽ hoàn toàn bất ngờ khi biết được Ram hiện đã vượt mặt cả Mercedes, Buick Acura và một loạt những dòng xe danh giá khác trong quý III/2010. Dù phải tồn tại trong một thị trường khắc nghiệt với các dòng xe bán tải như vậy, nhưng doanh số của Ram vẫn tăng trưởng ổn định ở mức 33%.

… VÀ KẺ CHIẾN BẠI

1. Toyota

“Người khổng lồ Nhật” vẫn đang phải gánh chịu dư chấn từ thảm họa thu hồi xe hàng loạt vào năm ngoái. Doanh số bán ra của Toyota chỉ tăng 15% trong quý I/2011 (nhưng riêng tháng 3 đã giảm 8%). Camry đã phải nhường danh hiệu dòng xe bán chạy nhất cho Altima của Nissan trong khi Lexus, do nghèo nàn mẫu mã mới, cũng phải chấp nhận tụt giảm 4% doanh số chỉ trong quý 1 năm nay.

2. Volkswagen (Đức)

Dù có những kế hoạch rầm rộ nhằm thôn tính thị trường toàn cầu và chinh phục lại thị trường Mỹ, nhưng VW vẫn thất bại thảm hại. Mẫu xe tái thiết kế đầu tiên tại Mỹ, Jetta, đã bị các nhà phê bình chỉ trích kịch liệt. Số phận của dòng xe Passat cũng hứa hẹn sẽ rất u ám. Chính vì thế, dù tăng trưởng nhưng mức tăng doanh số quý 1 của VW đã kém xa mức trung bình ngành.

3. Saab (Thụy Điển)

Những nỗ lực mong manh nhằm hồi sinh hoạt động kinh doanh của Hãng đã sớm thất bại do tranh chấp về thanh toán với các nhà cung ứng và vì sản xuất đình trệ, còn Giám đốc Điều hành thì đột ngột từ chức. Với việc thiếu hụt tiền mặt, sự sống còn của Saab đang bị đe dọa nghiêm trọng.

4. Smart (Đức)

Sự nhỏ nhắn và tinh tế vốn được đánh giá cao tại thị trường châu Âu lại không được người tiêu dùng Mỹ ưa thích. Doanh số của Smart hiện rất thảm hại, vì chỉ bán được 425 xe trong tháng 3.

5. Maybach (Đức)

Việc thiếu một định hướng rõ ràng đã khiến Maybach, một thương hiệu hạng sang của Mercedes, dần mất hút khỏi thị trường. Ngay trong quý 1 năm nay, dòng xe này đã bị đối thủ Rolls-Royce qua mặt với lượng xe bán ra cao gấp 9 lần.

Theo NCĐT

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twelve + sixteen =

To Top