Connect with us

Thế hệ Z – khách hàng tiềm năng của kinh tế chia sẻ

Tin trong nước

Thế hệ Z – khách hàng tiềm năng của kinh tế chia sẻ

Người tiêu dùng Gen Z- những người sinh ra từ năm 1996 trở đi được ví như “thế hệ di động”, họ sẽ mở ra một kỷ nguyên mới khi mà tất cả các giao dịch hằng ngày được hoàn thành trên điện thoại di động qua mạng không dây.

Đối tượng tiêu dùng của tương lai

Việc sinh ra trong thời đại internet đồng nghĩa họ có khả năng truy cập vào lượng thông tin khổng lồ trên toàn cầu hay luôn luôn kết nối với bạn bè trên mạng xã hội. Nếu như trước đây, ông bà thế hệ Z đọc báo giấy để cập nhật tin tức đời sống thì nay thế hệ Z thường đọc báo trên di động.

Số liệu từ Appota cho thấy có gần 39% thế hệ Z thích sử dụng các ứng dụng trên điện thoại hơn là các trang web trực tuyến. Nếu thế hệ trước thường hay ra ngân hàng hoặc tìm các ATM rút tiền để thanh toán các loại hóa đơn thì ngày nay, thế hệ Z sử dụng Internet banking trên điện thoại để thực hiện những giao dịch đó một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Người tiêu dùng thế hệ Z được ví như “thế hệ di động” bởi họ sẽ mở ra một kỷ nguyên mới khi mà tất cả các giao dịch hằng ngày được hoàn thành trên điện thoại di động thông qua sự kết nối mạng không dây. Việc sử dụng điện thoại cá nhân không chỉ đơn thuần là thói quen mà đã trở thành một lối sống.

Mặc dù chỉ chiếm 20% dân số Việt Nam và đa số chưa có nguồn thu nhập cao, Gen Z lại mang tầm ảnh hưởng rất lớn tới thị trường tiêu dùng và mọi mặt của nền kinh tế trong nước. Theo thống kê, những người thuộc thế hệ Z chi 13.000 tỉ đồng chỉ riêng cho khoản ăn uống mỗi tháng; hứa hẹn sẽ trở thành đối tượng tiêu dùng của tương lai.

Sự liên kết giữa Gen Z và nền kinh tế chia sẻ

Nhờ vào thế hệ Z mà các doanh nghiệp công nghệ không ngừng sáng tạo để phục vụ cho những thượng đế tiềm năng này. Giám đốc Marketing của Appota khẳng định rằng thế hệ Z là tương lai của nền kinh tế vì họ mang tới những cơ hội chung cho tất cả các doanh nghiệp nếu biết tận dụng và khai thác. Đặc biệt là những startup trong mảng công nghệ, vì nếu họ biết tạo ra các mô hình kết hợp giữa công nghệ và độ nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng của giới trẻ, thành công sẽ đến nhanh chóng hơn.

Ví dụ điển hình như Grab, ứng dụng được giới trẻ ưa chuộng, đã rất thành công trong việc tiện lợi hóa nhu cầu của thế hệ này từ việc đi lại, ăn uống, thanh toán hóa đơn trên ứng dụng. Grab còn rất sáng tạo trong việc tạo những content (nội dung) chất để thông báo khuyến mãi mới, thu hút người dùng trẻ truy cập xem và tương tác với thương hiệu.

Với sự phát triển không ngừng của mình, bằng công nghệ, Grab đã tạo ra nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập ổn định cho những đối tác của họ là các anh, chị tài xế Grabcar – Grabike. Grab còn có những chính sách ưu đãi cho tài xế cũng như những chương trình thu hút người dùng đặt xe liên tục, đảm bảo nguồn thu luôn ổn định với đối tác của họ. 66% bạn trẻ trong một khảo sát đã trả lời sẽ có xu hướng ủng hộ những thương hiệu đang giải quyết vấn đề hoặc giúp đỡ một thành phần nào đó của xã hội. Thế hệ Z là những người rất quan tâm đến các vấn đề xã hội và việc Grab góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp cũng là một trong những lý do khiến thương hiệu được các bạn trẻ ủng hộ nhiều hơn so với đối thủ.

Phải nói rằng, mối liên kết giữa thế hệ Z, công nghệ và nền kinh tế chia sẻ, một nền kinh tế mà Việt Nam đang hướng tới, là không thể tách rời. Đây cũng chính là có hội để doanh nghiệp start-up phát triển vượt qua các doanh nghiệp truyền thống. Một khi tạo ra được môi trường kinh doanh có tính kết nối cao hơn, áp dụng công nghệ để nâng cao sự tiện lợi và giải quyết một vấn đề xã hội nhất định thì các doanh nghiệp sẽ có thể thu hút được giới trẻ, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twenty + 11 =

To Top