Connect with us

Sao Hàn hay doanh nhân Việt?

Quảng bá thương hiệu

Sao Hàn hay doanh nhân Việt?

Mọi người ít khi nhớ tới những con số vô cảm, đơn điệu, nhưng luôn lưu giữ lại trong tâm trí những câu truyện hay, những bài học ý nghĩa.

Gần đây, có một sự kiện giải trí khiến nhiều người quan tâm. Đó là việc các ngôi sao Hàn Quốc đến Việt Nam. Những bức hình người hâm mộ Việt Nam khóc, cười, hóa điên thậm chí là hôn lên ghế ngồi vì những ca sĩ Hàn Quốc khiến người ta ngỡ ngàng. Không ít người khi chứng kiến những cảnh tượng, những bức ảnh đó đã lắc đầu “ngao ngán” cho một thế hệ Việt. 

Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng công nghệ lăng xê  ngôi sao ở xứ sở Kim Chi là hàng đầu thế giới. Những hình ảnh “phát cuồng” của người hâm mộ không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà tại Hàn Quốc, Thái Lan hay các quốc gia ở Âu – Mỹ cũng xảy ra tình trạng tương tự. 

Tại sao nhóm Big Bang, Bi Rain, Suju lại trở thành một thương hiệu có sức hút ghê gớm đến thế?

Hãy nghe thử một ý kiến của người hâm mộ: “Chúng tôi yêu quý họ vì tài năng họ là thực chất. Các thần tượng gian khổ thi tuyển, được đào tạo khắc nghiệt, nỗ lực kiên cường để theo đuổi ước mơ, gặp phải rất nhiều tai nạn, phải làm việc thâu đêm, luôn quan tâm lẫn nhau khi thuộc về một nhóm, luôn được mời làm các đại sự thiện chí và từ thiện… 

Nhiều người hâm mộ khác cũng có cùng một nhận định như vậy. Bên cạnh những câu trả lời như thích giọng hát, bề ngoài, vũ đạo,… không ít người đưa ra những lý do để thích các ca sĩ Hàn Quốc là bởi họ thân thiện, hòa đồng, và cả những câu truyện về những tháng ngày luyện tập, nổ lực, ý chí, đam mê, lối cư xử, tình bạn, tình yêu cao đẹp đằng sau những ngôi sao này. 

Những câu chuyện này xuất phát đầy tự nhiên qua những câu chuyện trong chương trình phỏng vấn, chương trình sau giờ nghỉ, game show,…

Thông qua những câu chuyện lý thú, các ca sĩ Hàn Quốc ngầm quảng cáo cho chính bản thân mình. 

Trong kinh doanh, phương pháp story-telling (kể chuyện) được sử dụng rất phổ biến. Trên thế giới, hầu như tất cả các ông chủ doanh nghiệp lớn, những nhà đầu tư huyền thoại, những sản phẩm để đời có một câu truyện hay để kể. Bên cạnh tài năng, những cái tên Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zuckerberg cũng là bậc thầy trong lĩnh vực kể chuyện. Người ta có thể không quan tâm tới giá cổ phiếu của Apple hôm nay tăng hay giảm, nhưng lắng nghe một cách chăm chú bài diễn văn của Steve Jobs tại đại học Stanford.

Tương tự, người ta say mê câu chuyện về một chàng trẻ tuổi tên John, người bắt đầu cuộc hành trình của mình và tạo dựng nền tảng cho loại Scotch Whisky thượng hạng được phân phối rộng khắp thế giới: Johny Walker.

Howard Schultz, ông chủ thương hiệu Starbucks, người đã cho xuất bản sách về Starbucks làm thế nào từ một cửa hang nhỏ ở Seatle trở thành thương hiệu cà phê số 1 thế giới và đưa nó trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới.

Có thể thấy một điểm chung ở tất cả những nhà lãnh đạo trên. Đó là bên cạnh tài năng trong lĩnh vực cốt lõi, họ còn là những người kể chuyện đại tài, có thể thu hút được hàng triệu người say mê lắng nghe câu chuyện của mình.

Không cần biết có bao nhiêu phần trăm sự thật đằng sau mỗi câu chuyện đấy, nhưng rõ ràng nó mang đến cho người lắng nghe nhiều cảm xúc hơn, từ đó thu hút họ quan tâm đến với một ca sĩ, ban nhạc hay một thương hiệu nào đó.

Mọi người ít khi nhớ tới những con số vô cảm, đơn điệu, nhưng luôn lưu giữ lại trong tâm trí những câu truyện hay, những bài học ý nghĩa.

Quay về Việt Nam, rất hiếm có câu chuyện nào đáng ghi nhớ. Nói về giới ca sĩ, báo chí nhan nhãn những câu chuyện nhảm nhí, giật gân như đi mua sắm, lộ hàng, tán gái, đi dự tiệc,… 

Trong giới doanh nghiệp, những câu chuyện hay về con đường phát triển sự nghiệp, bài học thành công của các doanh nhân cũng rất mờ nhạt. Đáng buồn hơn, những câu chuyện xoay quanh họ thường là vỡ nợ, phá sản, lừa đảo hay cũng tương tự giới ca sĩ, diễn viên, không ít doanh nhân lại được nhớ tới với thú vui tiêu xài hoang phí, chơi siêu xe, hay những cuộc vui thâu đêm suốt sáng.

Tất nhiên, vẫn có một vài câu chuyện hay có thể kể ra. Câu chuyện của Trung Nguyên hay Vinamilk là một trong những ví dụ hiếm. Đặng Lê Nguyên Vũ, người từng phê phán Starbucks chỉ là người kể chuyện hay chứ sản xuất cà phê thì dở tệ, cũng là một người kể chuyện có tài.

Tuy nhiên, những câu chuyện hay vẫn còn quá ít và chưa thực sự tạo điểm nhấn thu hút mọi người.

Theo TTVN

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 × 2 =

To Top